Subdomain có lẽ là khái niệm quen thuộc của đa phần các nhà quản trị website. Tuy vậy, khái niệm này chưa phổ biến với nhiều người, nhất là đối với những người đang trong giai đoạn muốn tìm hiểu về website.
Vậy subdomain là gì? Làm sao để hiểu được hết vai trò của subdomain trong hệ thống mạng lưới internet? Bài viết dưới đây ENMEDIA sẽ giải thích rõ những kiến thức cơ bản về subdomain để các bạn cùng tham khảo. Cùng ENMEDIA theo dõi nhé!
Subdomain là gì?
Subdomain hay còn gọi là tên miền phụ – Phần mở rộng được tách ra từ tên miền chính ( Domain). Các subdomain có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức nội dung nhằm khắc phục một chức năng chuyên biệt ( Store, forum, blog…) hoặc một lĩnh vực hoạt động khác trên 1 gốc domain. Có thể hiểu subdomain chính là phần nhỏ trong hệ thống cấp bậc mạng internert.
Để hình dung dễ hơn Subdomain là gì thì đơn giản Subdomain chỉ là phần nhỏ trong hệ thống cấp bậc mạng Internet. Khi muốn truy cập vào một trang bất kỳ trên web, chúng ta phải nhớ mộ chuỗi số ngẫu nhiên ví dụ như 50.63.201.96. Nhưng nhờ hệ thống DNS, chúng ta sẽ không phải nhớ những con số rườm rà này. Còn DNS là gì, phần tiếp theo Én sẽ giải thích cho bạn đọc được hiểu rõ.
Khi mỗi hệ thống hoạt động, bạn cần một bộ quy tắc đặt tên cho những trang này để xác định địa chỉ, cần một hệ thống cấp bậc. Khi đăng kí tên miền, bạn được tạo một không gian giới hạn subdomain tại các nhà quản lý tên miền.
Hệ thống cấp bậc DNS
Hệ thống cấp bậc DNS nói về những thành phần cấu tạo nên hoạt động tên miền website, phải đi từ phải sang trái. Bắt đầu tên miền cấp cao nhất ( Top level domain), như .COM, .ME…
Lấy ví dụ: Trong blog.yourwwebsite.me, .ME là tên miền cấp cao nhất ( Tên miền mức 1 ), yourwwebsite.me là tên miền mức 2, blog.yourwebsite.me là tên miền mức 3.
Sau khi bạn đã hiểu được subdomain là gì, cùng Én phân biệt domain và subdomain và mục đích của việc sử dụng subdomain dưới đây.
Phân biệt domain và subdomain
Nếu đã hiểu được subdomain là gì, dưới đây Én sẽ phân biệt Domain và Subdomain để bạn hiểu rõ hơn.
Domain: Tên miền chính của một website, việc đăng ký tên miền là việc đầu tiên để có thể sử dụng và lưu trữ, phát triển website.
Subdomain: Là tên miền phụ được mở rộng từ tên miền chính, chức năng và hoạt động như một tên miền chính.
Domain và subdomain không có nhiều sự khác biệt, tuy nhiên cũng không quá khó để người dùng phân biệt được đâu là domain, đâu là subdomain. Lưu ý rằng, domain chỉ có dạng abc.com, subdomain là www.abc.com. Dựa vào những đặc điểm đó, bạn có thể dễ dàng phân biệt được domain và subdomain.
Mục đích sử dụng của subdomain là gì?
Subdomain là một phần của web chính nhưng các công cụ tìm kiếm vẫn xem subdomain là một thực thể độc lập. Bạn có thể nhận ra điều đó và sử dụng subdomain cho nhiều mục đích khác nhau. Khi bạn không muốn một phần nào đó trong website được Google index, thì subdomain thường sử dụng với các mục đích
-
Tạo web riêng cho 1 nhóm đối tượng nhất định
Cách tạo website riêng cho 1 nhóm đối tượng bằng subdomain là gì?
Subdomain xuất hiện để tạo riêng một website mới nhưng vẫn sử dụng domain chính. Bạn không mất thêm chi phí khi đăng ký tên miền mới nhưng web được tạo ra từ subdomain có thể hoạt động như một website chính.
Subdomain đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp muốn tạo một nơi chứa đầy đủ các thông tin phục vụ cho một nhóm khách hàng mục tiêu đáp ứng ngôn ngữ và content phù hợp.
Khi công ty bạn tạo ra một website riêng để kinh doanh nhóm các sản phẩm khác nhau, bạn chỉ việc tạo thêm subdomain và đừng quên là ngôn ngữ, hình ảnh quả web cũng cần được tối ưu hoá để tiếp cận với khách hàng một cách tốt nhất.
-
Chia blog, trang thương mại điện tử tách khỏi web chính
Dùng subdomain để chia các module ở website chính ra các trang web độc lập ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đặc biệt là với các doanh nghiệp đa ngành nghề, việc tách chúng ra sẽ có lợi cho việc đầu tư và phát triển quy mô của công ty.
Ví dụ, công ty bạn đang kinh doanh nhiều mặt hàng như đồng hồ, túi xách, giày dép, nước hoa…Bạn đang muốn phát triển kênh blog cho từng nhóm sản phẩm kinh doanh nhưng việc phân chia chúng chỉ trong 1 module. Do đó, bạn có thể tách riêng chúng ra một website khác sử dụng subdomain. Có thể việc quản lý nhiều website độc lập dễ hơn so với việc duy trì một trang web đa năng.
-
Tạo web riêng cho giao diện mobile bằng subdomain là gì?
Sử dụng subdomain để dành riêng cho giao diện mobile không phải là điều mới lạ, nhưng việc này không còn được sử dụng phổ biến. Các website hiện nay đều được thiết kế chuẩn di động, chuẩn responsive. Do đó, tạo subdomain website cho thiết bị di động thường được sử dụng cho các trang web chưa chuẩn di động. Khi người dùng truỳ cập vào website, web sẽ xác định kích thước thiết bị, cung cấp bố cục phù hợp với kích thước đó.
Ví dụ, khi người dùng truy cập vào trang web bằng máy tính PC, địa chỉ trả về là abc.com nhưng điện thoại truy cập cùng địa chỉ đó sẽ dẫn đến subdomain có tên miền là x.abc.com.
-
Tiết kiệm chi phí
Subdomain là công cụ miễn phí, bạn dễ dàng tạo nhiều website mới dạng subdomain mà không cần phải đăng ký tên miền. Hình thức này vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thiết kế của trang web do subdomain quản lý giống thiết kế website chính mà không lo bị trùng lặp. Điều này giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí.
Subdomain và subdirectory: Cái nào tốt hơn?
Sau khi đã hiểu được những vấn đề xoay quanh vấn đề subdomain là gì. Én tiếp tục cung cấp cho các bạn thêm kiến thức về 2 yếu tố Subdirectory và subdirectory. Subdirectory hay còn gọi là subfolder là phần mở rộng của Root domain, được dùng để sắp xếp content trên website. Thí dụ, trong tên miền là Domain,me/blog”, phần “blog” chính là Subdirectory của domain. me.
Để biết 2 cái này cái nào tốt hơn, cùng Én tìm hiểu qua 2 yếu tố sau đây
- Về hosting
Subdomain không chỉ được xem như một trang web độc lập mà còn được host trên nhiều tài khoản hosting riêng. Tức là bạn phải trả chi phí hosting cho mỗi Subdomain. Én khuyên bạn nên tìm một nhà đăng ký có hỗ trợ khuyến mãi khi sử dụng gói nhiều tài khoản hosting. Nếu sự lựa chọn của bạn là Subdirectory, bạn chỉ cần trả phí hosting 1 lần. Còn chi phí đó bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy mô, tốc độ của website đó.
Thường thì trước đây, đá số người dùng đều có nhu cầu sử dụng subdomain nhiều hơn. Bởi điều này có thể đánh lừa được các công cụ tìm kiếm bằng cách nhồi nhét từ khoá vào subdomain. Nhưng việc này rất dễ bị Google phạt, do đó vẫn nên tập trung vào yếu tố content nội dung.
Còn với Subdirectory, bạn có thể tuỳ chỉnh theo từng sản phẩm, đúng khu vực, user khác nhau. Đây là một cách để tối ưu trang web theo kết quả tìm kiếm khu vực và sẽ dễ quản lý nguồn tài nguyên mà bạn có.
- Về thứ hạng SEO
Từ góc độ Google, việc sử dụng Subdomain hay Subfolder không phải là vấn đề. Google từng tuyên bố có thể biết được bạn đang cố làm những gì, miễn sao bạn không tạo ra một lượng lớn subdomain rỗng, việc dùng Subdomain hay Subdirectory không quan trọng. Ban đầu Google sẽ cung cấp các kết quả tìm kiếm khác nhau cho từng subdomain khác nhau, xem chúng như một website độc lập với domain chính. Khi người dùng tranh hạng nhiều sundomain cho cùng 1 từ khoá sẽ phát sinh ra nhiều kẽ hở.
Én nghĩ rằng, việc băn khoăn chọn lựa giữa subdomain hay subfolder có thể giải quyết theo từng case, tuỳ thuộc vào như cầu bạn muốn, bạn đang cần gì thì bạn sẽ chọn cách phù hợp. Đồng thời để đạt được thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm, yếu tố content chất lượng là điều quan trọng, đem đến giá trị thiết thực cho người dùng.
Vậy làm cách nào để tạo subdoman, cùng ENMEDIA theo dõi nhé!
Nên tạo subdomain khi nào?
- Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới
Khi doanh nghiệp ra mắt dòng sản phẩm mới dành cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau của website chính, subdomain là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tạo một chiến dịch và nội dung thử nghiệm mới.
Sau khi tạo một trang, bạn có thể quyết định là xây dựng tiếp website hay xoá subdomain này. Đây là một trong những công cụ giúp bạn kiểm tra nội dung thủ nghiệm nhanh chóng và tiết kiệm.
- Hỗ trợ, quản lý các trang web tối đa
Để tăng tính hiệu quả website trong việc sắp xếp, quản lý hiệu quả rõ ràng, subdomain là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn chỉ cần tách từng nhóm sản phẩm ra các web riêng của subdomain và phân quản trị viên, việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng.
- Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Sử dụng subdomain để tạo ra các sản phẩm giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, đưa ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Bạn cũng có thể tận dụng traffic từ domain chính để làm SEO một cách chính xác. Các chiến dịch đúng đắn, chiến lược phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng.
Hướng dẫn tạo subdomain chuẩn và đơn giản nhất 2022
Sau khi bạn đã đăng ký được tên miền chuẩn, Én sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn tạo subdomain với 2 bước cơ bản:
Bước 1: Đặt tên cho subdomain
Bạn nghĩ một tên cho subdomain ngắn gọn, phù hợp với mục đích của trang. Thông thường tên sẽ gồm các ký tự từ A-Z, a-z và 0-9, dấu gạch nối và không có khoảng cách. Nhưng tuỳ vào nhà cung cấp tên miền để bạn kiểm tra và thay đổi cho phù hợp.
Bước 2: Kích hoạt, điều hướng subdomain về 1 web mới
Đây là bước khá khó để thực hiện, không chỉ là kích hoạt subdomain mà còn phải xác định vị trí của trang trên website như một phần trong website có sẵn của bạn, một website hay URL trung gian thứ 3, hoặc có thể là một website hoàn toàn mới.
Trên đây là một số thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi subdomain là gì, đồng thời bài viết cũng giúp bạn hiểu rõ về mục đích, cách tạo subdomain là như thế nào. Hy vọng những thông tin mà ENMEDIA cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ENMEDIA để được hỗ trợ. ENMEDIA là đơn vị SEO website chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Mời bạn xem thêm: