enmedia

© Design by EnMedia

Domain Authority

Domain Authority là gì? 9 Bước giúp tăng điểm DA cho Website mới nhất 2022

Đối với những người trong ngành thì Domain Authority là một thuật ngữ khá là quen thuộc, nó là một thước đo vô cùng hữu hiệu giúp kiểm tra và phát triển trang Web của mình. Ngoài ra, nó còn giúp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên đối với những người mới học SEO và làm Website thì sẽ còn hơi lạ lẫm? 

Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về Domain Authority và cách để ứng dụng đạt được kết quả tốt nhất nhé!

Domain Authority là gì?

Domain Authority (DA), dùng để chỉ điểm xếp hạng của trang web và được phát triển bởi Moz. Ngoài ra Domain Authority được ra đời với mục đích giúp cho việc dự đoán sự xếp hạng của website tại kết quả tìm kiếm một cách chính xác. Với Domain Authority chủ sẽ được tính toán thông qua các yếu tố của Root Domain và tổng các liên kết,…để cho ra một số điểm tổng thể (dao động ở trong khoảng từ 0 – 100). Trang web nào có số điểm càng cao thì sẽ có thứ hạng càng cao.

Domain Authority
Domain Authority là gì?

Có thể lấy số điểm này sử dụng để so sánh các trang web với nhau. Điều này nhằm mục đích tạo ra sự cạnh tranh giữa các website. Ngoài ra, đây còn là yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh tại trang tìm kiếm ở trong một khoảng thời gian.

Cách check Domain Authority hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể Check Domain Authority bằng cách sử các công cụ SEO miễn phí của Moz như: MozBar, Link Explorer hoặc dùng phần SERP Analysis ở Keyword Explorer để check Domain Authority.

Các chỉ số Domain Authority cũng sẽ được tích hợp vào các công cụ khác của Moz như  API và Moz Pro campaigns. Đồng thời, nó còn có thể kết hợp với hàng chục các nền tảng SEO khác và được tiếp thị trên nhiều Website dưới hình thức trực tuyến. 

Domain Authority
Check Domain Authority bằng cách sử các công cụ SEO miễn phí

Subdomain là gì? Hướng dẫn tạo subdomain đơn giản nhất 2022, Chi tiết: https://enmedia.vn/subdomain-la-gi/ 

Tiêu chuẩn của Domain Authority chất lượng

Như đã nói trên, điểm Domain Authority được giao động trong phạm vi 100 điểm. Vì vậy nếu Website của bạn muốn tăng từ 20 điểm lên 30 điểm khá là dễ dàng. Tuy nhiên để có thể tăng từ 70 điểm lên 80 điểm lại khó khăn hơn.

Số điểm Domain Authority phù hợp

Trên thực tế, số điểm Domain Authority đang được ứng dụng trong việc so sánh giữa các Website với nhau nhiều hơn là việc xếp hạng. Thông thường các trang Web có chứa nhiều trang liên kết bên ngoài với chất lượng cao (Wikipedia hay Google.com) sẽ luôn được nằm ở Top đầu của Domain Authority. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp nhỏ với Website có ít liên kết thì số điểm Domain Authority sẽ thấp hơn nhiều.

Domain Authority
Domain Authority bao nhiêu điểm là tốt?

Cách xác định được số điểm trang Web mới mở Domain Authority

Mặc dù Domain Authority được coi là một công cụ có thể dự đoán được khả năng xếp hạng của trang Web. Thì bạn cũng không nên đặt số điểm với mục tiêu cao. 

Mục tiêu của bạn còn sẽ cạnh tranh với đối thủ các cùng ngành. Vì vậy hãy Check Domain Authority đồng thời so sánh điểm của mình so với điểm của các trang khác. Dựa vào kết quả đã đưa ra bạn hoàn toàn có thể xác định được số điểm mà mình cần phải đạt được hay vượt qua là bao nhiêu.

Tóm lại, Domain Authority là một công cụ dùng để so sánh. Nên bạn không nhất thiết phải phân định số điểm rõ ràng bao nhiêu là tốt và bao nhiêu là xấu khi sử dụng công cụ này. Hãy dựa vào tình hình cụ thể của dịch vụ, ngành hàng mà trang web của bạn đang đầu tư. Từ đó để xác định được số điểm và tăng Domain Authority mà bạn cần nhé.

Xem ngay Organic Traffic là gì? Có nên đầu tư vào organic traffic hay không?, TẠI ĐÂY

9 Bước giúp tăng Domain Authority hiệu quả

Sau khi đã xác định được điểm DA tốt mà mình cần. Tiếp theo chúng tôi sẽ bật mí các bạn 9 bước tăng Domain Authority dưới đây nhé!

Bước 1: Lựa chọn tên miền tốt

Domain Authority
Cần lựa chọn một tên miền tốt.

Đây là bước vô cùng quan trọng, việc lựa chọn tên miền đóng vai trong quyết định trong điểm DA của trang web. Vì vậy nếu như bạn chưa có sẵn website, trước tiên bạn cần lựa chọn một được domain phù hợp chủ đề chính của trang web.

Việc lựa chọn một tên domain đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng trong việc tìm lại website của bạn. Nếu như bạn không có nhiều thời gian, tốt nhất nên mua lại tên miền cũ với những tên miền này đã có sẵn tuổi miền. Đối với trường hợp bạn đã có domain thì cần phải kiểm tra về thời gian hoạt động, để chắc chắn rồi tên miền không bị hết hạn.

Bước 2: Tối ưu hóa On-Page

Đây là bước không thể thiếu nếu như bạn muốn tăng điểm Domain Authority. SEO sẽ có sự tác động lên thứ hạng của website trong kết quả tìm kiếm lẫn điểm DA. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng code của website phải luôn được tối ưu một cách tốt nhất. Đồng thời cần tối ưu các tag tiêu đề, nội dung và hình ảnh của website. Cách tối ưu on-page hiệu quả nhất chính là tạo ra những biến thể in đậm, in nghiêng và gạch chân. 

Đồng thời, đối với các đường liên kết cũng chính là mấu chốt giúp cho website hoạt động hiệu quả hơn. Lưu ý các liên kết phải ngắn gọn và có sự liên quan đến nội dung chính bài viết. 

Việc tối ưu từ khóa cũng chính là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện chất lượng của bài viết. Nên bạn cần xây dựng những bài viết có nội dung cụ thể và có giá trị cho người dùng. Việc làm này sẽ giúp tăng điểm Domain Authority một cách nhanh chóng nhất.

Bước 3: Tạo nội dung có thể liên kết với nhau

Bạn cần phải tạo ra nội dung chất lượng và đăng tải một cách thường xuyên mới có thể đảm bảo tạo ra được những liên kết chất lượng cao ở nhiều Domain khác nhau.

Domain Authority
Cần phải tạo ra nội dung có thể liên kết với nhau.

Khi đã tạo nội dung chất lượng cao, sẽ có người truy cập và chia sẻ bài đăng. Nội dung tạo ra càng tốt, phù hợp với thương hiệu và người đọc, chứa nhiều thông tin và sáng tạo chắc chắn sẽ có nhiều trang lớn liên kết bài viết.Từ đó, Website của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi.

Bước 4: Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ trang

Hiện nay nhiều Website còn đang quan tâm đến việc tìm kiếm các liên kết ở bên ngoài đến mức bỏ qua tầm quan trọng của liên kết nội bộ. Đây cũng là một trong những sai lầm lớn đối với việc phát triển Web.

Những liên kết nội bộ giúp hướng khách truy cập đến những gì đang tìm kiếm. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm sử dụng trang. Khách càng đi sâu vào cách danh mục hay bài viết mà bạn đăng, thì họ vẫn có thể quay lại trang chủ thông qua liên kết nội bộ một cách dễ dàng.

Thông thường, EnMedia sẽ thực hiện các liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng liên quan đến độc giả, để họ có thể đọc thêm về chủ đề đó một cách nhanh nhất. Nhờ vào việc đó chúng tôi có thể quảng cáo các bài viết cũ của mình.

Domain Authority
Liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng có liên quan.

Các liên kết này còn giúp cho khách hàng tránh khỏi sự hụt hẫng sau khi đã đọc xong bài. Giúp thu hút họ tương tác nhiều với trang web của bạn hơn, đồng thời các liên kết này còn giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục của trang Web dễ dàng hơn.

Đừng bỏ lỡ: Đào tạo SEO tại Đà Nẵng

Bước 5: Loại bỏ ngay các liên kết xấu và độc hại

Để cho Website luôn sạch và thân thiện với người truy cập bạn cần phải thường xuyên xem lại danh sách liên kết, để kịp thời loại bỏ những liên kết ngược hoặc độc hại. Từ đó Domain Authority sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Đối với những liên kết hỏng hoặc trường hợp các trang Web xấu sẽ tác động tiêu cực đến trang Web. Việc kiểm tra từng liên kết khá là rắc rối, nên bạn hãy thay bằng cách sử dụng Link Manager của SEOPressor để được trợ giúp. 

Bước 6: Tạo ra trang Web thân thiện với thiết bị di động

Hiện nay, thông thường mọi người sẽ tìm kiếm thông tin và truy website trên điện thoại di động. Vì vậy, việc tối ưu giao diện trang thân thiện đối với điện thoại di động bạn cần phải đặt hàng đầu để có thể tăng điểm Domain Authority. 

Domain Authority
Đảm bảo trang web thân thiện với thiết bị di động.

Đối với những giao diện không tương thích với thiết bị di động sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của web trên trang tìm kiếm. Với số lượng người dùng di động rất cao, sẽ làm cho bạn mất đi lượng truy cập lớn từ người dùng.

Để có thể kiểm tra mức độ thân thiện ở trang di động, bạn hãy sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test by Google Developers. Trang web này sẽ giúp bạn phân tích website một cách nhanh chóng dựa trên nhiều yếu tố.

Bước 7: Nâng cao danh tiếng để tăng Domain Authority

Để tăng Domain Authority cho Website của bạn thì việc nâng cao danh tiếng cũng là cách hiệu quả. Bạn hãy tạo ra nội dung kỹ lưỡng, chuẩn xác để thu hút nhiều người theo dõi. Hoặc thêm các mánh khóe giúp nâng cao danh tiếng của mình qua việc sử dụng thông minh các phương tiện truyền thông xã hội.

Khi đã có nhiều người theo dõi, bạn sẽ củng cố được thương hiệu của mình. Từ đó, lưu lượng truy cập trang web cũng tăng lên như tăng được số lượng liên kết ở bên ngoài.

Ngoài ra bạn có thể nâng cao danh tiếng bằng cách đăng bài lên Blog hoặc các trang danh tiếng khác có liên quan đến ngành hàng mà bạn đang làm (trên danh nghĩa cá nhân hoặc doanh nghiệp).

Bước 8: Cải thiện tốc độ tải trang

Trải nghiệm của người dùng sẽ không tốt nếu như tốc độ tải trang kém. Từ đó, tỉ lệ thoát trang cũng gia tăng. Hầu hết khách truy cập sẽ không có đủ kiên nhẫn để chờ 15s cho một trang Web tải xong.

Để Bạn tăng tốc độ tải trang, bạn hãy sử dụng PageSpeed (được tạo ra bởi Google). Với công cụ này giúp bạn không chỉ phân tích tốc độ tải trang mà còn đưa ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện. 

Domain Authority
Sử dụng công cụ PageSpeed để tăng tốc độ tải trang.

Bước 9: Thông qua mạng xã hội để quảng bá nội dung

Mạng xã hội là một nhân tố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến các xếp hạng tìm kiếm. Vì thế, hãy tận dụng để quảng bá nội dung của mình trên các phương tiện truyền thông để thu hút được những tín hiệu của xã hội. Khi tín hiệu mạng xã hội tốt lên Domain Authority của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.

Tham khảo: Dịch vụ SEO website 

Lời kết

Domain Authority là một nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển của một website. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ về Domain Authority và cách giúp tăng điểm DA cho Website hiệu quả cho website của mình. 

Đừng quên theo dõi EnMedia để cập nhật nhiều chia sẻ mới nhất nhé!

Bài viết liên quan

CEO Bùi Trường Giang
CEO Bùi Trường Giang

Hãy làm cho khách hàng từ không thích đến thích và hãy cho họ cảm giác không cần thành cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua Marketing.

Chuyên mục
Bài viết mới nhất