enmedia

© Design by EnMedia

case study la gi

Case Study là gì? Cách trình bày và triển khai Case Study

Case Study là gì? Là khái niệm khá quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng định nghĩa được một cách chính xác. Đây là một phương pháp tuyệt vời giúp làm nổi bậc giá trị sản phẩm, dịch vụ của bạn giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy cụ thể Case study là gì? Làm cách nào để trình bày và triển khai Case Study hiệu quả, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Case Study là gì?

Case Study là gì? Đây là phương pháp hay hoạt động nghiên cứu sâu trong một tình huống hoặc một sự việc thực tế nào đó. Tuy nhiên nó sẽ khác so với các cuộc điều tra, thống kê trên quy mô lớn, Case Study sẽ nghiên cứu trong phạm vi sự việc và sự vật cụ thể hơn.

case study la gi
Case Study là phương pháp hay hoạt động nghiên cứu sâu trong một tình huống hoặc sự việc thực tế nào đó

Điều này có nghĩa là bạn sẽ sử dụng những lý thuyết nhằm nghiên cứu và phân tích một hoặc một vài tình huống thực tế được xem là trường hợp điển hình. Từ đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề ngay trong tình huống ấy.

SEO Audit là gì? Quy trình kiểm tra Audit Website hiệu quả, chi tiết: https://enmedia.vn/seo-audit/

Lợi ích của Case Study mang lại

Sau khi đã tìm hiểu về Case study là gì, để có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa này, hãy cùng theo dõi những lợi ích mà nó mang lại sau đây.

case study la gi
Để có hiểu rõ hơn về Case Study hãy theo dõi những lợi ích mà nó mang lại

Tăng tính thực tiễn

Hoạt động Case Study sẽ được diễn ra liên tục tại các trường học, công ty, bởi việc đào tạo và cập nhật các kiến thức là vô cùng quan trọng.

Thông thường phần lý thuyết chuyên ngành sẽ rất nhiều và khó hiểu, do đó người học sẽ khó để tiếp thu. Lúc này các Case Study sẽ giúp tăng tính thực tiễn, nhằm đưa ra các ví dụ vụ thể, sát thực tế giúp người đọc và người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Tạo sự hứng thú khi học

Việc học lý thuyết kèm theo các Case Study cụ thể sẽ giúp người học cảm thấy thú vị và hào hứng hơn. Bởi đây là các trường hợp đã xảy ra trong thực tế trong quá khứ hoặc hiện tại. So với việc học lý thuyết một cách khô khan, phương pháp này sẽ sinh động và dễ hiểu hơn.

Giúp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm

Phân tích Case Study theo nhóm là hoạt động thường thấy trong quá trình học tập tại các trường đại học. Thông qua việc cùng nhau phân tích, nêu ra ý kiến và phản biện sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và phát triển các kỹ năng mềm của mình.

Tạo ra cơ hội áp dụng vào thực tế

Case Study sẽ đưa ra những trường hợp đã được xảy ra và áp dụng trong thực tế giúp cho người học có thể liên kết một cách chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn. Bạn sẽ dựa vào những đúc kết đó để dễ dàng áp dụng cho trường hợp đang gặp trong hiện tại.

Lúc nào cần đến phương pháp nghiên cứu Case Study?

Bạn sẽ cần đến phương pháp nghiên cứu Case Study khi đang muốn phát triển thêm về nền tảng kiến thức bằng các tình huống chi tiết trên thực tế. Khi bạn muốn xác định các ý nghĩa quan trọng và các đặc điểm của các chủ thể vấn đề, phương pháp nghiên cứu case study sẽ lựa chọn hoàn hảo nhất.

Ngoài ra, đối với các bạn sinh viên việc áp dụng lý thuyết vào để giải Case Study là vô cùng rất cần thiết. Với kỹ thuật nghiên cứu Case Study sẽ cho phép mọi sinh viên áp dụng điều tra và duy trì các lý thuyết đã được học. Nhờ đó giúp nâng cao tư duy và khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

case study la gi
Đối với các bạn sinh viên việc áp dụng lý thuyết vào để giải Case Study là vô cùng rất cần thiết

Đừng bỏ lỡ: 10 Phần mềm SEO chuyên nghiệp được đánh giá tốt nhất hiện nay

Ưu và nhược điểm của Case Study

Thông qua khái niệm Case Study là gì cũng như những lợi ích của phương pháp này chắc hẳn bạn đã nắm rõ. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của Case Study mang lại.

Ưu điểm

Phương pháp Case Study có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp nghiên cứu khác, bao gồm tính áp dụng cao, dễ liên tưởng và đem đến sự hứng thú cho người học.

Case Study la gi
Phương pháp Case Study mang nhiều ưu điểm nổi bật

Nhờ việc phân tích Case Study, người học có thể rõ hơn về phần lý thuyết mà không cảm thấy khô khan và nhàm chán. Ngoài ra, Case Study còn giúp phản ánh đúng thực tế và các tình huống có thể xảy ra trong quá khứ lẫn hiện tại. Từ đó giúp người học dễ dàng tiếp cận, đánh giá và có được bài học.

Nhược điểm của Case Study

Mặc dù mang lại rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp Case Study cũng có một số hạn chế mà chúng ta cần lưu ý như sau:

  • Kết quả nghiên cứu của Case Study ở dưới dạng dữ liệu định tính, bao gồm nhiều chữ, gây khó khăn cho những bạn có khả năng đọc kém.
  • Phương pháp này không có tính khái quát cao, nó chỉ đi sâu vào một số tình huống cụ thể, do đó không áp dụng tổng thể lý thuyết được.
  • Case Study thường không xây dựng được một quy trình rõ ràng đến cho người học, vì vậy đôi khi bạn sẽ khó nắm bắt nội dung.

Các dạng phương pháp Case Study thường gặp

Thông thường Case Study sẽ được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp hoặc các trường đại học. Đây là cách rất tốt giúp sinh viên hay nhân viên học hỏi kinh nghiệm từ các thành công, thất bại của các trường hợp đã xảy ra trên thực tế. Dưới đây là 2 dạng Case Study thường gặp đó là Operations và Strategy.

case study la gi
Có 2 dạng Case Study thường gặp đó là Operations và Strategy

Operations (Hoạt động kinh doanh)

Operations là dạng Case Study về cách điều phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả, năng suất, mang lại lợi ích kinh tế cao. Bao gồm các bài toán tăng doanh số, cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, giảm thiểu chi phí và tái cấu trúc doanh nghiệp.

Strategy (Chiến lược kinh doanh)

Strategy là dạng Case Study về chiến lược, hướng kinh doanh đã gặt hái kết quả vượt bậc hoặc là những thất bại nhưng đã rút ra được bài học quý báu. Thông thường, các chiến lược kinh doanh trong dạng này là sự thâm nhập thị trường mới, sáp nhập, mua lại, chiến lược giá, phân tích ngành, chiến lược tăng trưởng, khởi nghiệp, kinh doanh của đối thủ,…

Các bước tìm kiếm Case Study

Để tìm kiếm Case Study một cách dễ dàng bạn có thể bạn nên tiến hành thảo luận nhóm và thực hiện theo trình tự các bước sau:

Case Study la gi
Thực hiện đầy đủ các bước để tìm kiếm Case Study

Bước 1: Đầu tiên bạn cần xác định được lĩnh vực mình đang muốn nghiên cứu và tìm hiểu. Có thể là một môn học tại trường hay lĩnh vực bạn đang cần học hỏi để nâng cao sự hiểu biết của bản thân nhằm phục vụ trong công việc và sự nghiệp.

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy xác định chính xác phần bạn muốn đi sâu. Chẳng hạn khi đang tìm hiểu về lĩnh vực Marketing, phần bạn muốn đi sâu vào là Content Marketing, Digital Marketing hay SEM,…Lúc này nếu bạn xác định càng chi tiết sẽ càng tìm được Case Study sát với lý thuyết và kiến thức mà mình muốn học hỏi hơn.

Bước 3: Sau đó bạn sẽ sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Google Scholar để tìm các chủ đề bạn đã xác định tìm hiểu, nghiên cứu và thêm từ “case study”. Tại Google Scholar sẽ có hiển thị các bài viết mang tính học thuật phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập.

Bước 4: Cuối cùng, bạn cần tạo file lưu trữ các link Case Study phù hợp. Ngoài ra, bạn cần phải ghi chú những ý quan trọng tại mỗi Case Study để thuận tiện trong việc tìm kiếm và theo dõi.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện bạn hãy làm dấu nổi các ý quan trọng để khi đọc Case Study có thể dễ dàng tổng hợp và phân tích thông tin hơn.

Xem thêm: SEO có tăng doanh số bán hàng và thương hiệu của Doanh nghiệp?, TẠI ĐÂY

Cách trình bày và triển khai Case Study

Cùng theo dõi cách trình bày và triển khai Case Study dưới đây để có thể áp dụng hiệu quả nhất.

Xác định được đối tượng mục tiêu

Việc xác định Case Study sẽ viết về ai và dành cho ai là bước quan trọng đầu tiên bạn cần phải làm. Trường hợp viết về chính công ty của mình, bạn cần xin phép cấp để lấy số liệu, không được dùng dữ liệu khi chưa cho phép. Còn nếu bạn viết về khách hàng, cần phải xem xét về câu chuyện, họ có mang lại nhiều bài học hay không, sau đó liên hệ với đại diện của khách hàng.

Xin sự đồng ý của khách hàng

Để trình bày Case Study về khách hàng, bạn cần phải gặp trực tiếp hay viết email để xin sự đồng ý từ họ. Ngoài ra, bạn cần phải nêu rõ những cam kết và lợi ích khách hàng sẽ nhận được thông qua việc triển khai Case Study.

Case Study la gi
Xin sự đồng ý của khách hàng để trình bày Case Study

Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ cho khách

Bạn có thể xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ cho khách bằng cách dựa vào mục đích của Case Study. Việc này sẽ giúp bạn đào sâu những vấn đề khách hàng gặp phải và những phương pháp hiệu quả để vượt qua được khó khăn đó. Sau khi đã hoàn thiện bảng câu hỏi sơ bộ, bạn cần gửi trước cho khách hàng để họ có thêm thời gian chuẩn bị câu trả lời.

Đặt lịch hẹn phỏng vấn

Bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và nên liên hệ sớm để khách hàng có thời gian sắp xếp. Để thuận buổi phỏng vấn hiệu quả nhất, bạn nên chọn hình thức gặp mặt trực tiếp để dễ dàng trao đổi với khách hàng hơn. Ngoài ra, nếu không thuận tiện trong việc gặp trực tiếp bạn có thể chọn phỏng vấn online qua Google Meet, Zoom.

Hoàn thiện các phần Case Study

Tổng hợp tất cả dữ liệu trong quá trình nghiên cứu và phỏng vấn tại bàn và để lọc ra các thông tin cần thiết, hữu ích nhất cho việc Case Study. Các phần cần có phải trong một Case Study bao gồm: Tóm tắt, mở đầu, giới thiệu các đối tượng trong case. Tại phần chính, bạn cần phải nêu rõ vấn đề, quá trình giải quyết, kết quả cuối cùng và các câu hỏi để thảo luận.

Xem thêm: Đào tạo seo tại Đà Nẵng

Lên kế hoạch quảng bá Case Study

Tiếp đến bạn hãy lên kế hoạch để quảng bá Case Study của mình và chia sẻ lên các nền tảng khác nhau. Bằng cách xây dựng một trang web quản lý toàn bộ Case Study, Email Campaign và Testimonial hay tạo ra chiến dịch trên mạng xã hội.

Lưu ý: Sau khi đã hoàn thành Case Study, bạn cần phải gửi cho khách hàng và cấp trên duyệt qua.

Cách vận dụng Case Study vào Marketing hiệu quả

Case Study là phương pháp không thể thiếu để tạo ra một chiến thuật Marketing hiệu quả. Bạn có thể vận dụng Case Study qua một số cách sau đây:

Case Study la gi
Vận dụng Case Study vào Marketing một cách hiệu quả

Tạo một trang Case Study chuyên biệt

Việc tạo ra một trang chuyên biệt sẽ giúp chia sẻ các Case Study thành công hoặc không thành công mà bạn có thể biết và được viết theo góc nhìn của bạn. Cần đảm bảo chia sẻ những câu chuyện Case Study một cách thật nghiêm túc và đều đặn dựa vào một cấu trúc đầy đủ nhằm giúp người đọc dễ tiếp cận.

Trình bày một Case Study trong trang chủ

Để thực hiện trình bày Case Study trên trang chủ bằng cách sau:

  • Báo giá và gửi lời chứng thực từ khách hàng.
  • Thêm các nút CTA để khách hàng có nhu cầu click vào xem các Case Study cụ thể đã được bạn đã thực hiện,…
  • Cá nhân hoá các Case Study đã được bạn trình bày trên trang chủ. Đây là cách giúp khách hàng tin cậy hơn.

Case Study gắn liền với nhu cầu của người đọc

Điều này có nghĩa bạn cần chia sẻ các Case Study theo nhu cầu của người đọc thay vì viết để thể hiện sự chuyên môn của mình. Đừng đưa công ty, sản phẩm và dịch vụ của mình làm trọng tâm mà hãy nhấn mạnh đến những khó khăn và các hướng khắc phục.

Dựa vào Case Study để tạo ra video

Hiện nay xu hướng người xem video ngày càng cao. Do đó, thay vì chia sẻ các Case Study ở dạng chữ, bạn hãy sáng tạo ra những video từ các Case Study để thu hút người dùng hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải tạo ra những kịch bản video hấp dẫn để người xem dừng lại lâu và hiểu được thông điệp truyền đạt giá trị của bạn tốt hơn.

Chia sẻ Case Study lên các kênh truyền thông

Để chia sẻ Case Study lên các kênh truyền thông bạn có thể thực hiện qua một số cách sau:

  • Chia sẻ liên kết tới bài viết nghiên cứu Case Study trên website và gắn thẻ tên khách hàng vào bài đăng.
  • Thêm các Case Study vào danh sách ấn phẩm trên LinkedIn nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Chia sẻ Case Study lên các hội nhóm liên quan.

Dùng Case Study trong Email Marketing

Trường hợp bạn đã có danh sách phân loại email theo ngành, hãy gửi email Case Study đến những người quan tâm nhằm nuôi thu hút khách hàng tiềm năng. Đây là cách giúp bạn nuôi dưỡng và tương tác lại với các lead cũ chưa sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể gắn liên kết đến một Case Study đã thành công và gần đây nhất vào chữ ký email của bạn. Điều này sẽ hữu ích cho việc giúp bạn bán được sản phẩm, dịch vụ  doanh nghiệp mình.

Tham khảo: Dịch vụ SEO tổng thể uy tín và chất lượng

Lời kết

Qua bài viết chúng tôi đã giúp các bạn định nghĩa về Case study là gì và các thông tin cần thiết liên quan đến phương pháp này. EnMedia mong rằng với những chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tế tốt nhất.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên theo dõi EnMedia để thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất nhé!

Bài viết liên quan

CEO Bùi Trường Giang
CEO Bùi Trường Giang

Hãy làm cho khách hàng từ không thích đến thích và hãy cho họ cảm giác không cần thành cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua Marketing.

Chuyên mục
Bài viết mới nhất