Strategy là gì là khái niệm luôn được các doanh nghiệp quan tâm, bởi marketing Strategy là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp nhằm tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng. Vậy vụ thể Strategy là gì? Có những loại nào? Làm sao để xây dựng Strategy hiệu quả? Cùng EnMedia đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Strategy là gì?
Strategy trong tiếng anh có nghĩa là chiến lược, thuật ngữ này là có nguồn gốc từ quân đội xưa khi muốn tìm ra các phương pháp hữu hiệu nhất để đánh bại kẻ thù. Hiện nay, Strategy đang được dùng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau như trong lĩnh vực kinh tế, Strategy sẽ được hiểu là chiến lược kinh doanh.
Trên thị trường, Strategy hay chiến lược kinh doanh có rất nhiều định nghĩa. Chúng đều được phác họa từ nhiều góc độ khác nhau dưới con mắt của những nhà kinh tế học nổi tiếng. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, Strategy là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu dài hạn để phục vụ tối đa cho lợi ích của doanh nghiệp.
Xem thêm: Anchor là gì? Các thủ thuật tối ưu hóa Anchor Text cho website, TẠI ĐÂY
Lịch sử hình thành của Strategy là gì?
Strategy là thuật ngữ được xuất hiện và sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau đó được dịch thành các ngôn ngữ phương Tây vào khoảng thế kỷ 18. Đến thế kỷ 20, strategy chủ yếu được dùng trong lĩnh vực quân sự và chính trị để mô tả “một cách toàn diện nhằm theo đuổi các mục đích chính trị.”
Theo một số lý thuyết khác, Strategy được nảy sinh do nhu cầu chính trị, khi một quốc gia này cần đánh bại hoặc chiếm đóng một quốc gia khác. Mặc dù có nguồn gốc từ chính trị, nhưng ở giai đoạn kinh tế hiện đại, Strategy chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và được xây dựng từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Các loại Strategy phổ biến nhất hiện nay
Tuỳ vào từng cách phân loại hay cách nhìn nhận khác nhau, sẽ có nhiều các phân loại Strategy, về mặt tổng thể sẽ có 3 kiểu Strategy chính bao gồm: Strategy cấp độ doanh nghiệp, Strategy kinh doanh và Strategy chức năng.
- Strategy cấp độ doanh nghiệp: Được xây dựng nhằm để đạt được các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
- Strategy kinh doanh: Được xây dựng để đạt được những mục tiêu ở cấp độ đơn vị kinh doanh.
- Strategy chức năng: Là toàn bộ những gì mà các bộ phận hay các đơn vị chức năng cần làm để được mục tiêu. Functional Strategy phải cần đáp ứng các mục tiêu của business strategy và corporate strategy.
Referral là gì? Cách tăng referral traffic hiệu quả cho website, chi tiết: https://enmedia.vn/referral-la-gi/
Bản chất của Strategy trong kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu về Strategy là gì cũng như cách phân loại công cụ này. Để có thể thành công trong kinh doanh, bạn còn cần phải hiểu rõ được bản chất của chúng. Dưới đây là những ý nghĩa hay bản chất chính của chiến lược kinh doanh bạn có thể tham khảo.
Hoạt động tổng thể
Strategy sẽ bao gồm các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp như: Phát triển thương hiệu, lập kế hoạch tối ưu hóa kinh doanh, Định vị thương hiệu,…Ngoài ra, nó còn giúp thu hút khách hàng tiềm năng, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp, duy trì khách hàng trung thành,…
Đề ra được mục tiêu dài hạn
Strategy sẽ hỗ đặt ra được các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu về chiến lực giá, mục tiêu về thương hiệu, mục tiêu về marketing dài hạn,….Thông thường một số chiến lược thường thấy là cách chiếm ưu thế về thị phần và tăng mức độ cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Phân chia nguồn lực
Strategy còn hỗ trợ phân chia nguồn lực, thiết lập các phương án dự phòng, giúp doanh nghiệp có thể đạt được những kết quả như mong muốn trong khoảng thời gian nhanh nhất, đồng thời còn giúp duy trì được hiệu quả lâu nhất
Đừng bỏ lỡ: Bootstrap là gì? Các tính năng và cách cài đặt Bootstrap hiệu quả
Vai trò của Strategy
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
- Strategy giúp doanh nghiệp biết được rõ được định hướng của mình trong tương lai và lấy đó để làm kim chỉ nam cho tất cả hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh có vai trò giúp định hướng hoạt động dài hạn của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, để có biện pháp chủ động đối phó với các nguy cơ và mối đe dọa ở thương trường kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh hỗ trợ nâng cao hiệu quả các nguồn lực, vị thế của doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục, bền vững.
- Strategy tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp, đưa ra các quyết định phù hợp với sự biến động thị trường.
Những quan điểm sai lầm về Strategy
Hiện nay, strategy là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, vì vậy có không ít các quan điểm sai lầm về strategy, có thể kể đến những quan điểm sau:
Strategy là phải dài hạn
Strategy chủ yếu sẽ nói về việc đạt được mục tiêu trong dài hạn, nhưng trong bối cảnh kinh tế mới, quan điểm này vẫn chưa đúng đắn. Khi nghĩ về strategy, thay vì phải ép buộc nó phải được xây dựng cho tương lai hay cần phải hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian dài, bạn cần suy nghĩ về sự linh hoạt trong các tình huống và bối cảnh khác nhau.
Hiện nay, khi nhu cầu, hành vi của khách hàng không ngừng biến đổi, Strategy cần được chuyển theo hướng thích ứng và thay đổi nhanh chóng kể cả trong dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
Xây dựng Strategy chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh
Strategy có mục đích là chỉ ra các cách thức cần thực hiện dựa vào các nguồn lực sẵn, nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai. Theo như góc nhìn này, khi USP được xem là tài sản hay nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, nó sẽ không thể là Strategy trong tương lai.
Trường hợp nếu có, doanh nghiệp sẽ cần được xây dựng các bản Strategy để bảo vệ và phát triển các USP của mình, đây là điều có thể giúp cho họ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
Khi cần sự đến sự thích ứng nhanh doanh nghiệp sẽ không cần Strategy
Strategy là gì không nhất thiết phải là khái niệm dùng để chỉ các định hướng hay kế hoạch dài hạn. Đối với việc doanh nghiệp liên tục điều chỉnh hành động trong thời gian ngắn hạn cũng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không có Strategy.
Cho dù cho doanh nghiệp của bạn có liên tục thay đổi kế hoạch, hành động trong ngắn hạn hay không, cũng phải cần đến các strategy (dài hơn khoảng thời gian đã thay đổi kia) để hướng đến.
Điểm khác nhau giữa Tactics và Strategy là gì?
Tactics và Strategy đều là những bản kế hoạch (Plan) dùng để liệt kê các công việc, nhiệm vụ cần được hoàn thành trong doanh nghiệp, nhưng chúng cũng có một số điểm rất khác nhau.
Strategy là các bản kế hoạch có tính định hướng tổng thể, chúng không dùng để chỉ định cụ thể từng hành động, nhiệm vụ khác nhau. Ngược lại, các Tactics lại tập trung vào những hành động, cá nhân hay phạm vi cụ thể.
Tham khảo: Khóa học SEO tại Đà Nẵng
Quy trình xây dựng Strategy hiệu quả
Tuỳ vào từng ngành nghề, quy mô doanh nghiệp khác nhau, sẽ có quy trình xây dựng Strategy khác nhau, dưới đây quy trình áp dụng cho tất cả các cấp độ Strategy khác nhau.
Bước 1: Phân tích, đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp.
Trước khi thực hiện việc xây dựng Strategy hay làm bất cứ điều gì, bạn cần phải hiểu rõ mình là ai và đang ở đâu. Thông qua cách xác định chính xác vị trí hiện tại, doanh nghiệp có thể hiểu mình đang cần đi đến đâu sau quá trình triển khai và hoàn thành Strategy.
Bước 2: Phân tích các đối thủ cạnh tranh (không bắt buộc).
Tuỳ vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể sẽ có một số doanh nghiệp không quan tâm nhiều đến các đối thủ mà chỉ tập trung vào khách hàng. Tuy nhiên, việc phân tích đối thủ cũng là giai đoạn cần thiết khi xây dựng Strategy.
Trường hợp bạn đang cạnh tranh song song cùng với các đối thủ trên thị trường, hoạt động nghiên cứu và phân tích đối thủ sẽ càng trở nên quan trọng hơn.
Bước 3: Nghiên cứu, phân tích các yếu tố xu hướng trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh theo mô hình C2C hay theo thương mại điện tử, chắc chắn các xu hướng hay sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn sẽ quyết định cần triển khai các Strategy nào.
Bước 4: Xác định tầm nhìn và mục tiêu Strategy.
Trong giai đoạn này, mọi doanh nghiệp cần xác định rõ cần đi đến đâu, điểm đến là gì và cần đạt được các mục tiêu nào trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nào. Các mục tiêu cần được cụ thể hoá bằng các con số định lượng.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động.
Sau khi đã biết được đích đến doanh nghiệp của mình là gì, bạn sẽ cần xây dựng chi tiết các kế hoạch hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu. Với quy tắc 5W và 1H có thể sẽ khá hữu ích với bạn: Bạn cần xác định Ai – Làm gì – Khi nào làm – Tại sao cần làm – Làm tại đâu – Làm bằng cách nào.
Xem thêm: Dịch vụ SEO website uy tín và chất lượng
Các câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Strategy là gì?
Dưới đây là 2 câu hỏi khác phổ biến nhất khi nhắc về thuật ngữ Strategy là gì, cụ thể:
Strategic Implementation là gì?
Như đã được đề cập ở trên, sau khi đã hoàn thành công việc xây dựng, hoạch định strategy và được các bên liên quan thông qua, tiếp theo bạn cần thực hiện các strategy, quá trình này được gọi là Strategic Implementation.
Strategic Task là gì?
Theo các bản strategic planning, strategic task là thuật ngữ đề cập đến các nhiệm vụ (Task) có tính chiến lược (Strategic). Khác với những nhiệm vụ thông thường, strategic task sẽ mang tính lâu dài, toàn diện và mang tính định hướng hành động nhiều hơn.
Lời kết
Bài viết trên đã giải đáp cho các bạn thắc mắc Strategy là gì, bản chất và quy trình xây dựng Strategy hiệu quả cùng với những thông tin có liên quan khác. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nghiên cứu insight khách hàng một cách hiệu quả để thực hiện những Marketing strategy tốt nhất để gia tăng tệp khách hàng mục tiêu của mình.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với EnMedia để được giải đáp sớm nhất!