Cấu trúc silo là gì là khái niệm khá mơ hồ đối với các bạn SEOer mới, thông thường cấu trúc Silo được các webmaster sử dụng để hệ thống lại nội dung và gia tăng lượng traffic cho website. Vậy cụ thể cấu trúc Silo là gì? Có vai trò gì trong SEO website? Làm cách nào để xây dựng cấu trúc Silo? Cùng EnMedia đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là một kiểu cấu trúc website, trong đó người dùng sẽ tạo nhóm, cô lập và liên kết các nội dung lại với nhau về một chủ đề cụ thể nào đó. Đây là cách giúp phân hoạch nội dung ra thành những phần có cấu trúc rõ ràng và gọn gàng hơn.
Có thể thấy, mỗi Silo sẽ bao gồm một trang Silo chính và các nội dung có liên quan, trong đó mọi thành phần đều sẽ được liên kết chặt chẽ lại với nhau. Tuy nhiên, nội dung giữa các silo sẽ không có mối liên hệ gì với nhau, có nghĩa các nội dung sẽ cô lập hoàn toàn bên trong những Silo.
Nếu silo chứa nhiều nội dung có liên quan đến chủ đề sẽ làm tăng độ liên quan của website trong mắt của Google. Nếu tất cả truy vấn của người dùng về cùng một chủ đề nào đó mà của trang bạn đều bao quát được sẽ mang đến hiệu quả rất cao.
Xem thêm: TOP 10 công cụ phân tích website chính xác nhất hiện nay, TẠI ĐÂY
Cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng
Khác với Silo, cấu trúc phẳng sẽ xếp tất cả bài viết ngang bằng nhau hoặc nhóm theo category đơn giản hay tệ hơn sẽ nhóm theo ngày. Thông thường cấu trúc này thường được sử dụng cho blog.
Hiện nay, vẫn có nhiều SEOer cũng sử dụng cấu trúc phẳng cho website. Nhưng nhìn chung cấu trúc Silo và cấu trúc sâu tầng mới là sự lựa chọn hoàn hảo giúp cho website có hệ thống, nên bạn sẽ dễ dàng phân nhóm content và không phải điều hướng lộn xộn.
Các loại cấu trúc Silo hiện nay
Hiện nay có hai loại cấu trúc silo chính đó là Silo vật lý (thông qua cấu trúc thư mục) và Silo ảo (thông qua cấu trúc liên kết), cụ thể:
- Silo vật lý: Là cách tổ chức trang web thông qua việc thiết lập các thư mục URL ở dạng một cấu trúc parent/child như một tủ phân tài liệu nhằm sắp xếp những trang và chủ đề có liên quan với nhau.
- Silo ảo: Là cách sử dụng cấu trúc internal link thông qua việc nhóm những trang có liên quan lại và tách các trang không có mối liên hệ. Ngược lại, cấu trúc silo vật lý sẽ yêu cầu các trang phải được đặt ở cùng một directory.
Value Proposition là gì? Cách xây dựng một Value Proposition hiệu quả, chi tiết: https://enmedia.vn/value-proposition-la-gi/
Vai trò của Silo trong SEO website
Sau khi đã tìm hiểu về cấu trúc Silo là gì cũng như các loại mô hình cấu trúc website. Tiếp theo hãy đi vào những lợi ích nổi bật của Silo trong SEO website được các chuyên gia SEO quan tâm hiện nay.
Giúp công cụ tìm kiếm thu thập được thông tin và lập chỉ mục
Công cụ tìm kiếm mỗi ngày đều huy động hàng tỉ con bot nhằm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho hàng triệu trang web trên thế giới. Đối với mô hình Silo sẽ tổ chức các trang có nội dung thông tin có liên quan với nhau, nói về cùng một chủ đề và được lên kết chặt chẽ.
Googlebot sẽ di chuyển trên website dễ dàng và hiệu suất thu thập dữ liệu cũng đạt được hiệu suất cao nhất. Đây là cách giúp tăng thẩm quyền website đối với chủ đề mà nội dung của bạn đang nhắc đến.
Nâng cao trải nghiệm của người dùng
Bạn hãy thử hình dung website của mình giống như một cuốn sách, cấu trúc silo sẽ phân chia nội dung (cuốn sách) ra thành các phần riêng biệt. Mà nội dung bên trong các phần đó sẽ có sự liên quan về thông tin. Đây là cách giúp người dùng nắm bắt được nội dung của website và di chuyển đến những trang, bài viết khác dễ dàng mà không cần quay lại truy vấn với công cụ tìm kiếm.
Đừng bỏ lỡ: Strategy là gì? Quy trình xây dựng Strategy hiệu quả
Cách tổ chức Silo cho website
Quá trình tổ chức cấu trúc Silo cho một website hiệu quả cần phải trải qua các bước cơ bản như sau:
- Xác định chiến lược chủ đề: Trước khi tổ chức Silo bạn cần xác định được chiến lược chủ đề cũng như nội dung tổng thể cho các tài nguyên website của mình. Chẳng hạn nếu bạn muốn xây dựng một website chuyên về hosting, hãy nghiên cứu xem những chủ đề liên quan nào cần phải quan tâm.
- Lên ý tưởng bố cục của silo: Cần phải chọn được chiến lược và bố cục cho cấu trúc silo của mình, sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của website.
- Cấu trúc liên kết: Sau khi đã lên kế hoạch cho cấu trúc của website, bạn cần phải tiếp tục lập kế hoạch cho cấu trúc liên kết. Cách tốt nhất hãy kết nối với các trang lại với nhau để giúp chủ đề được chặt chẽ hơn. Ngoài ra cần chú ý đến việc thêm những backlink nhiều anchor text bên trong mỗi silo nhằm cải thiện PageRank của các trang.
- Triển khai và xây dựng silo: Nếu đang sử dụng WordPress, bạn có thể tạo thêm các parent page và child page để tiến hành xây dựng Silo vật lý.
Các bước xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả
Việt triển khai cấu trúc Silo có thể sẽ hỗ trợ SEO Onpage đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Quá trình xây dựng cấu trúc Silo sẽ không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo 4 bước sau đây.
Bước 1: Xác định chủ đề website
Tại bước này, bạn cần phải trả lời những câu hỏi dưới đây để tìm ra chủ đề mô tả chính xác nhất với nội dung của website:
- Những chủ đề nào đang được xếp hạng website?
- Những chủ đề nào liên quan đến website?
- Làm sao để tiến hành triển khai các chủ đề chính?
Cách tốt nhất để bạn có thể bắt đầu xác định chủ đề cho website đó là kiểm tra lịch sử lưu lượng truy cập của website, có thể thông qua các nguồn uy tín như: Google Search Console, PPC Programs.
Ngoài ra, bạn có thể thử cách nghiên cứu từ khoá để tìm ra thông tin chi tiết về những chủ đề. Cụ thể, bạn sẽ liệt kê tất cả cụm từ tìm kiếm rộng mà khách hàng có thể sử dụng để tìm kiếm nội dung và sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước 2: Xây dựng chủ đề của website với Silo vật lý
Bạn sẽ tiến hành tìm hiểu cách triển khai Silo vật lý thông qua cấu trúc thư mục của trang. Các Silo thư mục sẽ củng cố theme của website bằng cách nhóm lại các trang có nội dung tương tự thành một thư mục có tính chất tổ chức cao. Lúc này bạn cần ít nhất 5 trang nội dung để thiết lập chủ đề và mỗi trang cũng cần được đặt tên cụ thể.
Tham khảo: Khóa học SEO tại Đà Nẵng
Bước 3: Xây dựng chủ đề của website với Silo ảo
Tại bước này bạn hãy tập trung vào các cấu trúc liên kết đã được triển khai trên trang và áp dụng các kỹ thuật tạo liên kết giữa các trang để củng cố chủ đề của website. Các công cụ tìm kiếm sẽ có nhiệm vụ phân loại thông tin ở những website riêng lẻ thành các nhóm nội dung. Các công cụ này sẽ xem liên kết giữa và trong các trang giống như là một phép đo độ nhất quán của chủ đề website.
Những Silo ảo sẽ sử dụng cấu trúc liên kết chéo nhằm tạo ra những danh mục chủ đề riêng biệt. Nói một cách dễ hiểu, chủ đề của landing page cao nhất sẽ được hỗ trợ từ những trang liên kết với nó. Việc xây dựng cấu trúc Silo ảo sẽ rất hữu ích đối với những trang không có hệ thống thư mục hay không thể thay đổi được kiến trúc vốn có của website.
Bước 4: Đồng bộ và thống nhất nội dung
Hiện nay, Google luôn ưu tiên xếp hạng cho những nội dung có chất lượng cao, hướng về một chủ đề, đối với những bài viết quá lan man về định hướng nội dung sẽ rất khó để có thể đạt top cao. Sự thống nhất và đồng bộ sẽ được thể hiện ở nội dung bài viết, hình ảnh và video.
Xem thêm: Dịch vụ SEO website uy tín và chất lượng
Lời kết
Trên đây là các thông tin về cấu trúc Silo là gì, vai trò của Silo trong SEO website, các bước xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả cùng với các thông tin có liên quan khác. Hy vọng qua những kiến thức trên các bạn sẽ áp dụng hiệu quả để giúp trang web doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, đừng quên theo dõi EnMedia để cập nhật các thông tin mới nhất nhé!