ky nang seo

Kỹ năng SEO là gì? Các kỹ năng để trở thành một chuyên gia SEO

Mục lục

Nếu bạn yêu nghề SEO mong muốn tiến xa hơn trong công việc này, việc nắm bắt và rèn luyện đầy đủ các kỹ năng SEO là điều vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây EnMedia sẽ giải đáp cụ thể các kỹ năng SEO và 8 bước để trở thành một chuyên gia SEO thực thụ, mời các bạn cùng theo dõi!

Kỹ năng SEO là gì?

Kỹ năng SEO là tập hợp tất cả kỹ năng cần thiết để bạn đưa website của mình lên TOP đầu trên trang tìm kiếm của Google cùng với các truy vấn mong muốn, từ đó bạn có thể tạo ra những lợi ích mang đến cho doanh nghiệp như: lượt traffic, đơn hàng, thu lead, nhận diện thương hiệu,…

ky nang seo
Kỹ năng SEO là tập hợp tất cả kỹ năng để bạn đưa website lên TOP

Trong các phần dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các kỹ năng SEO đã được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Kỹ năng SEO cơ bản: Đây là những kỹ năng cần thiết mà ai làm SEO cũng phải cần biết để có thể hoàn thành tốt các công việc.
  • Kỹ năng mềm: Những kỹ năng này không liên quan đến chuyên môn, tuy nhiên để hoàn thành công việc hiệu quả thì không thể bỏ qua.
  • Kỹ năng bổ trợ và nâng cao: Giúp người làm SEO có thể giải quyết các công việc liên quan một cách nhanh và tiến xa hơn trong nghề nghiệp.

Cụ thể các kỹ sẽ được giới thiệu ở những mục dưới đây nhé!

Google Sandbox là gì? Những vấn đề liên quan đến Google Sandbox, chi tiết https://enmedia.vn/google-sandbox/

Kỹ năng SEO cơ bản giúp hoàn thành tốt công việc

Về SEO cơ bản gồm có 8 kỹ năng chính bạn cần nắm rõ cụ thể:

Nghiên cứu và phân tích đối thủ và từ khóa

Nghiên cứu đối thủ và nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng đầu đầu tiên cần phải làm trong các dự án SEO.

Việc xác định một bộ từ khóa tốt phù hợp với dịch vụ, sản phẩm và thu hút đúng khách hàng tiềm năng là rất quan trọng. Mặc dù công việc này khá cơ bản nhưng đòi hỏi bạn cần có nhiều kỹ năng từ việc biết cách sử dụng các công cụ tìm toàn bộ từ khóa có liên quan, cánh phân tích từ khóa theo từng nhóm và đánh giá thứ tự ưu tiên,…

Tương tự, việc phân tích, nghiên cứu đối thủ bạn phải hiểu được đối thủ của mình là ai, đang có có chiến lược làm SEO nào, tiềm lực đến đâu sẽ giúp cho người làm SEO có thể tính toán được khối lượng công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu.

Tối ưu Onpage

SEO Onpage là công việc thường được làm đầu tiên ở đầu của mỗi dự án, hỗ trợ xây dựng nền móng cho dự án SEO được vững chắc. Cụ thể công việc này giúp tối ưu website thân thiện với các công cụ tìm kiếm như giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc hiểu và thu thập dữ liệu từ trang web của bạn.

ky nang seo
SEO Onpage là công việc thường được làm đầu tiên ở đầu của mỗi dự án

Người làm SEO cần phải hiểu đầy đủ các tiêu chí để đảm bảo một website chuẩn Onpage cho đến cách tối ưu chúng. Bạn có thể tự thực hiện nhiều tiêu chí, nhưng đối với một số tiêu chí khác như cấu trúc website, tốc độ tải trang, các vấn đề liên quan đến hosting,…cần phải có sự can thiệp của các bộ phận khác như IT, code web,…

SEO Offpage

Tương tự như SEO Onpage, SEO Offpage cũng là một mảng quan trọng, chiếm nhiều công sức và thời gian nhất trong một dự án SEO.

ky nang seo
Tại SEO Offpage cần tập trung cải thiện mức độ uy tín website

Tại SEO Offpage, bạn cần tập trung cải thiện mức độ uy tín website của mình thông qua cách xây dựng những liên kết chất lượng từ các trang khác tới. Những liên kết này có thể đến từ bình luận trên forum, các bài báo PR, trao đổi và chia sẻ link với các trang web khác,…

Thông thường các công việc liên quan đến SEO Offpage sẽ được đánh giá là khó thực hiện. Do đó bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm, thậm chí là ngân sách để có thể triển khai một cách hiệu quả.

Content chuẩn SEO

Đối với một người làm SEO chắc chắn ai cũng phải biết cách viết một bài viết chuẩn SEO. Bạn có thể không cần biết quá nhiều vấn đề về kỹ thuật viết, tuy nhiên cần phải biết cách truyền tải nội dung của bài viết một cách dễ hiểu, nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn SEO và hơn hết cần phải có giá trị đối với người dùng.

ky nang seo
Nội dung có giá trị với người dùng là tiêu chuẩn SEO

Thông thường công việc của một SEO Executive luôn có phần nghiên cứu, lên outline, đánh giá, tối ưu những bài viết chuẩn SEO. Trong trường hợp không có content, theo không kịp dự án, người làm SEO cũng phải trực tiếp sản xuất nội dung nhằm đảm bảo đúng tiến độ.

Hiểu rõ các công cụ làm SEO

Đối với một người làm SEO chuyên nghiệp, bạn cần phải thành thạo trong việc sử dụng các công cụ cơ bản dưới đây:

  • Google Keyword Planner và Keywordtool.io: Đây là các công cụ dùng để nghiên cứu từ khóa.
  • Google Analytics: Sử dụng để theo dõi những chỉ số quan trọng của trang web như traffic, chuyển đổi,..
  • Google Search Console: Dùng để theo dõi kết quả của SEO và tình trạng của website trên mạng tìm kiếm.
  • Google Tag Manager: Cài đặt những chuyển đổi cơ bản trên site.
  • Href: Thường sử dụng để phân tích cách đối thủ làm SEO hay phân tích tất cả các chỉ số về SEO từ khóa và link đến nội dung.
  • Các công cụ dùng để check thứ hạng của từ khóa như là Serprobot

Hiểu về Google và các thuật toán của nó

Hầu hết người làm SEO đều sẽ tối ưu thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Do đó khi hiểu rõ cốt lõi cách thức hoạt động của Google bạn sẽ biết được bản chất của các hoạt động làm SEO.

Ngoài ra, còn có những thuật toán đóng vai trò quan trọng giúp cho Google có thể đưa ra kết quả tốt nhất cho người dùng và loại bỏ đi các trang web cố tình thao túng thứ hạng để lên TOP. Khi hiểu rõ được các thuật toán, bạn có thể biết được các phương pháp làm SEO nào cần làm, phương pháp nào cần tránh.

Am hiểu về các kỹ thuật SEO

Hiện nay trong ngành SEO có rất nhiều phương pháp làm SEO khác nhau, tất cả đều được phát triển thành lý thuyết hay mô hình dựa vào những gì mà chúng ta hiểu về Google, bao gồm: SEO Entity, SEO Tổng Thể, Local SEO,…

ky nang seo
Am hiểu về các kỹ thuật SEO giúp bạn tiến nhanh hơn trong sự nghiệp

Nếu am hiểu và vận dụng tốt các phương pháp làm SEO này bạn sẽ phát triển, tiến nhanh hơn trong sự nghiệp. Hầu hết tất cả công ty khi tuyển dụng nhân viên làm SEO cũng đều yêu cầu am hiểu các kỹ thuật trên.

Triển khai kế hoạch SEO

Tổng hòa của toàn bộ những kỹ năng cơ bản trên là việc phụ trách, lên được kế hoạch cho một dự án SEO. Tong kỹ năng này, bạn đã hiểu được một dự án SEO cần có công việc gì, công việc của bạn là phải phân bổ thời gian, nguồn lực và chi phí một cách hợp lý để hoàn thành các dự án SEO đúng tiến độ.

Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ SEO Đà Nẵng uy tín và chất lượng

Kỹ năng bổ trợ và nâng cao

Những kỹ năng này không bắt buộc, tuy nhiên để có thể làm SEO hiệu quả hơn bạn cần phải nắm rõ.

Hiểu được cơ bản về HTML

HTML là dạng ngôn ngữ code thường được dùng đến khi xây dựng website. Đối với người làm SEO không nhất thiết cần phải hiểu quá sâu về ngôn ngữ này, nhưng bạn phải hiểu cơ bản về HTML để có thể làm các công việc liên quan đến SEO Onpage nhanh chóng hơn hơn. Thông qua HTML bạn sẽ hiểu được title tag, H1, H2,…hay cấu trúc website ở dưới dạng ngôn ngữ này.

Am hiểu về marketing

SEO về cốt lõi chính là một trong những phương pháp marketing. Khi hiểu được SEO ở đâu, có vai trò gì đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó bạn sẽ có những hành động cụ thể hơn trong việc tối ưu traffic có được từ SEO.

ky nang seo
SEO về cốt lõi là một trong những phương pháp marketing

Kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp và làm việc với các bộ phận liên quan

Khi làm SEO bạn không thể làm việc một mình, mà phải phải tiếp xúc thường xuyên với các bộ phận có liên quan khác như code web, content, account (nếu làm agency), thậm chí là bộ phận sản xuất, marketing để có thể hiểu rõ thêm về sản phẩm.

Do đó, nếu như bạn muốn mọi việc được vận hành một cách trơn chu, việc biết đặt vấn đề và trao đổi một cách rõ ràng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Kỹ năng tư duy và phản biện

Đối với SEO nó sẽ không có công thức rõ ràng mà sẽ thay đổi liên tục theo thời gian, từng ngành và dự án khác nhau. Sẽ có các kỹ thuật đúng với dự án này nhưng lại không hiệu quả đối với dự án khác, việc cần làm của người làm SEO lúc này là tìm giải pháp tối ưu nhất cho dự án mình.

Vì vậy, nếu muốn tiến xa và thành công trong từng dự án, bạn cần liên tục đặt câu hỏi tại sao cho các công việc mình làm như: Tại sao cần phải làm như này? Tại sao không nên làm như thế kia,…đến khi bạn tìm ra câu trả lời hợp lý nhất cho trường hợp của mình.

Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định

Song song với việc tư duy phản biện, bạn cũng cần phải biết cách đưa ra quyết định cuối cùng. Đối với SEO, sẽ không quyết định nào có thể chắc chắn đúng 100%, tuy nhiên quyết định cuối cùng của bạn cần phải dựa trên những gì đã được nghiên cứu chứ không dựa theo cảm tính.

ky nang seo
Cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định

Ngoài ra, sẽ có rất nhiều tình huống không có trong kế hoạch xảy ra trong quá trình làm SEO. Ví dụ: Thiếu hụt nhân sự content,  khách hàng không muốn phối hợp làm Onpage, từ khóa không được lên TOP, Google phạt không rõ lý do, và nhiều trường hợp khác.

Để giải quyết vấn đề lúc này, bạn cần bình tĩnh và xác định rõ nguyên nhân, từ đó nhanh chóng phối hợp cùng với các bộ phận liên quan để tìm ra giải pháp.

Các bước trở thành một chuyên gia SEO

Bước 1: Am hiểu nguyên lý hoạt động của công cụ tìm kiếm

Đã bao giờ bạn thắc mắc công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào mà lại có thể cung cấp hàng trăm trang web liên quan đối với một câu hỏi bất kỳ của bạn không. Chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn qua những nội dung sau đây. Tuy nhiên, để hiểu thêm bạn cần phải tự mày mò đi sâu từng chi tiết nhỏ hơn của chúng.

Đầu tiên, đối với công cụ tìm kiếm sẽ có có ba chức năng chính:

  • Thu thập thông tin: Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng trình thu thập thông tin trang web bằng Googlebot chuyên thu thập các thông tin dữ liệu trên website.
  • Chỉ mục: Thông qua Googlebot mà nội dung trên trang web được thu thập, sắp xếp trong cơ sở dữ liệu, từ đó chúng sẽ được hiển thị trong quá trình tìm kiếm trên internet của người dùng.
  • Xếp hạng: Tại mỗi trang khi được lập chỉ mục đều sẽ được đánh giá tương ứng theo từng truy vấn tìm kiếm nhất định.

Các thuật toán tìm kiếm của Google sẽ xem xét những yếu tố khác nhau để có thể trả về các kết quả một cách nhanh chóng đến người dùng. Mục đích chính là mang đến người dùng thông tin phù hợp nhất, hệ thống thuật toán của Google có thể đánh giá hàng trăm tỷ trang web chỉ  trong vòng mili giây, gồm cả việc xem xét kỹ từ ngữ người dùng đang sử dụng, cách đánh vần…rồi đưa ra kết quả phù hợp nhất.

Các thuật toán tìm kiếm sẽ được xếp hạng chất lượng của trang web được lập chỉ mục đầu tiên trước khi kết quả tìm kiếm được đứng ở trang 1. Ngoài ra, chúng sẽ khám phá và nhận ra đâu được các nội dung được trình bày từ các chuyên gia hay xuất phát từ những trang có cơ quan thẩm quyền cao để có thể hiển thị kết quả chuẩn xác nhất cho từng truy vấn tìm kiếm từ người dùng.

Google cũng sẽ dựa trên khả năng sử dụng trang để xếp hạng trang trên kết quả tìm kiếm, cụ thể nếu như nó khó đọc hay khó điều hướng, cũng làm giảm đi khả năng hiển thị tại 1 truy vấn nhất định.

Bước 2: Phát triển những kỹ năng cốt lõi

Bạn cần phải phát triển một số kỹ năng cốt lõi sau nếu muốn trở thành một chuyên gia SEO về tiếp thị kỹ thuật số, cụ thể:

  • Nghiên cứu từ khóa: Không chỉ đơn giản là việc đoán hay suy luận mà còn là cả một quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu của các đối thủ trong và ngoài ngành.
  • Xây dựng link building: Điều này rất quan trọng cho việc gia tăng thứ hạng trên trang web. Bao gồm việc tổ chức, sắp xếp điều hướng các liên kết nội bộ, tìm kiếm, kiểm soát các backlinks cho trang web. Lưu ý: Cần phải hướng đến bộ từ khóa đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của người dùng. Qua đó, bạn hãy tận dụng những từ khóa tìm được để xây dựng, nâng cao chất lượng nội dung và tăng thứ hạng tìm kiếm cho website của mình.
  • Code cơ bản HTML/ CSS: Bạn không nhất thiết phải chuyên về code, nhưng cần phải có khả năng xem được mã nguồn của trang web và xác định các tính năng chính nó đang có. Ví dụ: backlinks mà trang web của bạn nhận được là nofollow hay là dofollow.
  • Tối ưu hóa SEO Onpage: Đây chính là quá trình tối ưu hóa những yếu tố hiển thị nội dung ở trên trang web bao gồm việc tối ưu thẻ title, alt, heading, nội dung, URL,…Content là yếu tố quan trọng trong việc nỗ lực SEO, bên cạnh việc tạo ra nội dung chất lượng và thu hút, bạn cần phải có khả năng kiến tạo ra nội dung sao cho có giá trị mà khi mọi người tìm đọc đều muốn liên kết đến.
  • Content Audit: Đối với một chuyên gia SEO, việc bạn viết một bài viết nào đó là điều không quan quan trọng, điều quan trọng bạn cần là hiểu được cách đánh giá nội dung không chỉ là ở phía mình mà còn cho người khác. Khi xác định ra được điểm mạnh và yếu của nội dung trên trang sẽ cho phép bạn lập kế hoạch nhằm cải thiện chúng một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, còn có một số kỹ năng mềm bạn sẽ cần đến như kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, đàm phán và cách tìm ra điểm chung. Quan trọng hơn hết, chúng sẽ là tiền đề giúp bạn biết có thể được khách hàng tiềm năng nào không phù hợp hoặc bạn đang cần có giải pháp cho những nỗ lực không mang lại hiệu quả.

Bước 3: Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh

Bước này đóng vai trò quan trọng quyết định đến chiến lược nội dung mà bạn sắp tạo ra, việc phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh chính là tiền đề giúp bạn mang lại thành công trong việc xây dựng và phát triển website. Ngoài việc giúp so sánh vị trí của mình với đối thủ cạnh tranh trên bảng xếp hạng, nó còn cho phép bạn có thể mở rộng tư duy về lĩnh vực của mình trên thị trường tốt hơn.

ky nang seo
Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh quyết định đến chiến lược nội dung mà bạn sắp tạo ra

Đối với bước này không chỉ là nằm trong khuôn khổ xem xét thứ hạng tìm kiếm của các đối thủ cạnh tranh mà nó khá là phức tạp hơn thế rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể đơn giản hóa vấn đề, bạn chỉ cần phân tích các đối thủ cạnh tranh ít nhất qua những ý sau:

  • Nắm rõ lưu lượng truy cập của các đối thủ cạnh tranh: Để biết và hiểu được lưu lượng truy cập của các đối thủ cạnh tranh đang ở trong khoảng nào sẽ có khá nhiều là cách. Cách bạn có thể chọn trong số đó bạn để thực hiện nghiên cứu, phân tích đó là nhờ các công cụ hỗ trợ như SemRush, Ahrefs,…
  • Xác định các từ khóa mục tiêu: Bên cạnh bộ từ khóa bạn đã nghiên cứu từ trước đó, hãy khám phá thêm từ các khóa mà đối thủ đang sử dụng có thể bạn bỏ sót.
  • Tìm kiếm backlinks chất lượng: Để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh , bạn cần xem xét đối thủ đang nhận được lượt backlinks từ các nguồn nào. Từ đó tiến hành so sánh với tổng backlink chất lượng của trang web của bạn đang nhận được.

Ngoài ra, bạn hãy đánh giá cùng 1 khách hàng họ đã có trải nghiệm như thế nào trong khi ghé thăm trang web của mình so với trang web của đối thủ. Có thể thông qua tốc độ tải trang, UX và UI, nút kêu gọi hành động,…

Bước 4: Sử dụng và trau dồi kiến ​​thức SEO thường xuyên

Là một chuyên gia SEO cách tốt nhất là bạn cần kiểm tra kiến thức mới bằng việc thực hành, áp dụng vào thực tế và vào từng case study cụ thể. Bạn hãy áp dụng những kỹ năng về SEO của mình vào ngay trong những nội dung bạn tạo ở trên trang web.

Tuy nhiên, cũng sẽ phụ thuộc vào bạn có cơ hội để khai thác hay không mà thôi. Bởi ngay cả khi bạn có đầy đủ các kiến thức SEO căn bản nhưng đối với xu hướng kiến thức luôn cập nhật liên tục, bạn không thể bỏ qua chúng, vì bất cứ thứ gì cũng có thể mang lại cho bạn được nhiều cơ hội mới ở trong tương lai.

Dưới đây là một số cách hay bạn có thể tham khảo để trau dồi SEO:

  • Tham dự hội thảo là cơ hội để bạn biết thêm nhiều kiến thức hay ho từ các bậc lão làng trong nghề SEO trong nước và ngoài nước, sẽ không khó để bạn tìm những hội thảo như này.
  • Tham gia những hiệp hội ngành tiếp thị bạn sẽ có quyền truy cập thông tin liên quan đến các xu hướng SEO mới và những chiến thuật tiếp thị có nội dung hấp dẫn khác.
  • Đọc các bài viết về xu hướng SEO, thông qua các nền tảng mạng xã hội hay diễn đàn bạn có thể trao đổi cùng với những người làm trong ngành.
  • Để cập nhật thường xuyên các thông tin về xu hướng SEO bạn có thể đăng ký nhận email.
  • Chọn những cuốn sách liên quan đến SEO từ những nhà lãnh đạo ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này.

Bước 5. Tham gia khóa học đào tạo SEO để nâng cao chuyên môn

Phần lớn các bạn làm SEO đều sẽ bắt đầu từ công việc được giao trên công ty, sẽ được chỉ dạy và hướng dẫn cách thực hiện như một cỗ máy. Để có những kiến thức, trải nghiệm quý giá bạn cần nhiều thời gian và công sức hơn. Tuy nhiên đối với SEO đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn cao, muốn làm nhanh mà có kết quả nhanh là điều không thể.

Do đó, nếu bạn cảm thấy chưa có đủ sự tự tin, thỏa mãn với năng lực của bản thân hiện tại, hãy đến các lớp đào tạo SEO uy tín để có hướng đi rõ ràng hơn nhé!

Bước 6: Theo dõi và đo lường hiệu suất SEO

Đối với một chuyên gia SEO chuyên nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng tính toán, phân tích hiệu suất SEO, dưới đây là một số chỉ số bạn cần phải ghi nhớ là:

ky nang seo
Một chuyên gia SEO cần biết cách theo dõi và đo lường hiệu suất SEO
  • Organic Traffic: Là lưu lượng không cần phải trả tiền.
  • Backlink: Liên kết ngược
  • Time on site: Là thời gian trên trang
  • Xếp hạng của từ khóa
  • Hiển thị SERP
  • Tỷ lệ nhấp chuột
  • Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
  • Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi
  • Domain Authority
  • Page Speed: Tốc độ của trang

Việc đánh giá các số liệu sẽ cho phép bạn có thể cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm của mình, nhờ đó bạn có thể biết cách để tạo ra nội dung tốt hơn.

Xem thêm: SERP Analysis là gì? Hướng dẫn các bước phân tích SERP hiệu quả nhất 2022, TẠI ĐÂY

Bước 7: Lựa chọn công cụ SEO phù hợp

Hiện nay đối với mạng lưới internet phát triển được tích hợp nhiều công nghệ mới sẽ không thể thiếu những phần mềm hỗ trợ SEO. Các công cụ đều có những lợi thế riêng giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian, từ đó công việc SEO của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn. Hiện có khá nhiều công cụ SEO cho bạn lựa chọn…Do đó, thay vì thử nhiều công cụ khác nhau bạn hãy chọn lọc những công cụ bạn cho là quan trọng nhất để tiến hành học và thực hành hiệu quả hơn.

Bước 8: Thực hành với nhiều dự án SEO

Không phải ai cũng may mắn được tiếp xúc và làm việc cùng với nhiều dự án SEO trong từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây chính là cách nhanh nhất mà bạn có thể tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và rút ngắn thời gian trở thành một chuyên gia SEO thực thụ.

Ngoài ra đây còn là cơ hội giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng khác như thương thuyết với khách hàng nhằm đưa ra các đề xuất về chiến lược SEO phù hợp. Nó không chỉ là việc bạn tiến hành vạch ra chiến lược SEO cho khách hàng, mà cần phải đảm bảo phù hợp với những nguồn lực mà họ đang có. Nói một cách chính xác, chiến lược SEO phải được bám sát vào thực tế của chính lĩnh vực thị trường của doanh nghiệp đó đang làm.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần thiết về các kỹ năng SEO và các bước để trở thành một chuyên gia SEO thực thụ cùng với các thông tin cần thiết khác. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ nắm rõ để không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết. Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn đang tìm Khóa học SEO tại Đà Nẵng hãy liên hệ ngay với EnMedia, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành SEO chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho các bạn những giải pháp SEO toàn diện nhất!

Bài viết liên quan

CEO Bùi Trường Giang
CEO Bùi Trường Giang

Hãy làm cho khách hàng từ không thích đến thích và hãy cho họ cảm giác không cần thành cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua Marketing.

Danh mục
Bài viết mới nhất