enmedia

© Design by EnMedia

Knowledge Graph

Knowledge Graph là gì? Ảnh hưởng của Knowledge Graph đến SEO

Hiện nay có rất nhiều bạn quan tâm đến Knowledge Graph, bởi đây là công cụ vô cùng mạnh mẽ và hữa ích. Vậy cụ thể Knowledge Graph là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến SE? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của EnMedia để biết thêm chi tiết nhé!

Knowledge Graph là gì?

Knowledge Graph hay còn gọi là sơ đồ tri thức, đây là lượng dữ liệu kiến thức khổng lồ đã được liên kết lại với nhau. Từ đó Google sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất cho tất cả loại hình truy vấn. Nói một cách dễ hiểu, nếu như bạn đã từng tìm kiếm một truy vấn nào đó nhưng không cần phải click và một website nào để tìm ra câu trả lời, đó chính là điều mà Google Knowledge Graph muốn hướng đến.

Knowledge Graph
Knowledge Graph còn gọi là sơ đồ tri thức

Có nhiều người thắc mắc trường hợp người dùng không click vào trang web thì việc SEO có ý nghĩa gì? Đối với câu hỏi này bạn hãy tự hỏi chính bản thân của mình, liệu bạn đã cũng cấp thông tin đến người dùng hay Google hay chưa? Riêng Google họ đã quán triện những tư tưởng ngay từ đầu, đó chính là người dùng. Ngoài ra với một bài viết hoặc một trang đích có thể rank thành nhiều từ khóa, không nhất thiết chỉ tập trung truy vấn ban đầu.

Đặc điểm nổi bật của sơ đồ tri thức

Knowledge Graph được kết hợp các đặc điểm của các mô hình quản lý dữ liệu dưới đây:

  • Cơ sở dữ liệu: Các dữ liệu sẽ được khám phá bằng các truy vấn có cấu trúc.
  • Cơ sở tri thức: Mang ngữ nghĩa chính thức (Formal Semantics), được sử dụng để diễn giải các dữ liệu và suy ra những sự kiện mới.
  • Đồ thị: Sơ đồ tri thức có thể được phân tích như bất kỳ các cấu trúc dữ liệu mạng khác.
  • Knowledge Graph được thể hiện bên trong RDF và cung cấp Framework tốt nhất để tích hợp, liên kết, hợp nhất và sử dụng lại dữ liệu. Cùng với những đặc điểm nổi bật sau:
  • Tính tiêu chuẩn hóa: Tất cả đều được tiêu chuẩn hóa nhờ quy trình của cộng đồng W3C. Nhờ đó bạn có thể đảm bảo rằng, những yêu cầu của các đối tượng sử dụng khác nhau đều có thể được thỏa mãn. Đến từ các chuyên gia quản lý dữ liệu của doanh nghiệp, các nhà phân tích, nhóm vận hành hệ thống,…
  • Hiệu suất: Toàn bộ thông số kỹ thuật đã được chứng minh trên thực tế mang đến hiệu suất cao, có thể dễ dàng quản lý hiệu quả những biểu đồ từ hàng tỷ dữ kiện và thuộc tính.
  • Khả năng tương tác: Có rất nhiều thông số kỹ thuật mang đến tuần hóa dữ liệu, truy cập (SPARQL), quản lý (SPARQL Graph Store) và liên kết. Khi sử dụng những thông số nhận dạng suy nhất tại toàn cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và xuất bản dữ liệu.
  • Sự nhanh chóng: Những tiêu chuẩn tại mạng ngữ nghĩa OWL và (Semantic Web) – RDF (S) sẽ cho phép hiển thị ứng dụng thuận lợi của các dữ liệu và nội dung khác nhau.
Knowledge Graph
Knowledge Graph được kết hợp các đặc điểm của các mô hình quản lý dữ liệu

50 Thuật ngữ SEO cơ bản và quan trọng nhất bạn cần biết, chi tiết https://enmedia.vn/thuat-ngu-seo/

Cách thay đổi thông tin trên sơ đồ tri thức

Sơ đồ tri thức không hề hoàn hảo, nó có thể sai như case study ở trên. Bởi vì nó có thể lấy thông tin từ Wikipedia và trang web ở Top đầu, nên việc sai sót khó có thể tránh khỏi. Những gì bạn cần làm lúc này đó là các nhận  chủ sở hữu của Knowledge Panel trên một thực tế và tiến hành làm chính xác theo như hướng dẫn của Google là được.

Ảnh hưởng của Knowledge Graph đến SEO

Knowledge Graph của Google đã được giới thiệu vào năm 2012, được sử dụng để cung cấp kết quả phù hợp và hữu ích cho các công cụ tìm kiếm có sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm theo ngữ nghĩa. Sơ đồ tri thức của Google sử dụng mối quan hệ của các từ khóa và khái niệm để hiểu được ngữ cảnh của truy vấn và giúp gán ý nghĩa rõ ràng cho ý định của người dùng.

Google còn có khả năng định hình cụm từ truy vấn từ người dùng thành thực thể mô tả một cách chính xác. Để trả lời một cách chính xác hơn về các loại truy vấn, sẽ được Google tìm nạp các thực tế biểu đồ tri thức đầu tiên và sẽ chỉ tìm kiếm câu trả lời tại web mở nếu chúng bị thiếu.

Hướng dẫn cách lấy Knowledge Graph từ Google

Sẽ không có quy trình cụ thể, mà đó chỉ là quá trình Phỏng đoán > Làm > Chỉnh sửa. Tuy nhiên sẽ có các checklist sau:

Link Building

Để xây dựng sơ đồ tri thức bạn cần phải đi link Social Entity hay Blog 2.0,…

Social Profiles

Khi tạo ra 1 Business mới, lúc này bạn cần phải tạo ra hệ thống Social Profiles, cùng chung một số điện thoại hoặc gmail. Có một số trang mạng xã hội cần kể đến như: Instagram, Twitter, Facebook, Youtube (nếu có), Linkedin,…

  • Lưu ý: Chỉ nên tạo ra những Social Profile mà bạn có thể chăm sóc (đăng bài và tối ưu thường xuyên,…) Bởi sẽ có khá nhiều cá nhân đã lạm dụng nó, tạo ra các Social Profiles một cách bất chấp và liên kết chúng lại với nhau, spam link trõ đến website một cách thường xuyên, rồi nhầm tưởng đó chính là Social Entity.

Sử dụng Business Directory tạo chứng chỉ

Khi bạn tạo Business Profile trên các website Directory, bạn phải cung cấp các thông tin cần thiết như: Email, số điện thoại, Fanpage Facebook, Linkedin,…Tiếp theo, sẽ có đường link no-follow trỏ đến website của bạn nhằm giúp cho Google dễ dàng tìm kiếm các thông tin thực thể riêng biệt của doanh nghiệp.

Tạo Google My Business

Để có được cái nhìn trực quan, bạn hãy nhìn vào vai trò khi tạo riêng có mình một trang GMB

Guest Posting

Theo Matt, khi Guest Post, bạn chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:

Đi Guest Post từ 1 đến 3 lần/1 tuần (tùy thuộc vào chi phí). Ngoài ra bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phải đi các site có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ bạn đang muốn kinh doanh.
  • Khi niche đó có sự liên quan tới chủ đề Business của bạn, hãy kiểm tra Performance của site đó như thế nào, có nội dung ra sao, thực sự unique hay không, hay chỉ là spin ra thôi.

Bạn cần chia đều thời đi Guest Post, chẳng hạn: Trong 3 ngày sẽ đi 1 bài hay 1 tuần 1 bài,…sẽ tùy thuộc vào chi phí cũng như lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Ngoài ra, với việc đa dạng hóa chủ đề (Anchor text), ví dụ, khi bạn đi Guest Post cho bài viết với từ khóa chính là “Knowledge là gì” thì bạn có thể chọn chủ đề có liên quan như “Knowledge Pannel là gì”.

Knowledge Graph
Đi gues post đến các site có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ

Sử dụng dữ liệu Schema Markup

Google sẽ nhận dữ liệu này với mục đích có thể dễ dàng xác nhận được một thực thể rồi thêm vào Bolockhanin trên Knowledge Graph. Hiện nay có 2 l;oại Schema phổ biết giúp việc thực thi hóa việc này đó là Person và Organization.

Person: Để tạo Schema bạn sử dụng tool Schema Markup Generator. Đầu tiên bạn chọn Schema Person và điền vào đó các thông tin cần thiết, sau đó chèn code JSON-LD vào trong mục Custom Schema.

Organization: Cách làm sẽ tương tự như ở Person Schema. Đầu tiên điền thông tin, rồi chèn code JSON-LD vào mục Custom Schema.

Tài khoản Wikipedia

Theo chúng tôi Google sẽ lấy thông tin chủ yếu từ Wikipedia, mặc dù thông tin này chưa có ai xác nhận cả.

Xem thêm Trustrank là gì? Cách tăng trustrank cho website hiệu quả nhất 2023, TẠI ĐÂY

Cách để ảnh hưởng đến Knowledge Graph

Để đem bảo được tính minh bạch, thì không thể chắc chắn có được bảng điều khiển sơ đồ tri thức. Thậm chí cả khi bạn có được toàn bộ các đánh dấu đúng, lúc này Google cũng không phải cần tôn trọng hay đưa nó đến SERPs. Điều này có nghĩa là chúng ta đã biết chính xác những tài nguyên được Google sử dụng cho sơ đồ của mình.

Do đó, khi bạn làm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có cơ hội nhận được khả năng hiển thị thương hiệu của mình tốt hơn:

Tận dụng việc đánh dấu lược đề tại trang chủ của bạn

Việc Schema markup (Đánh dấu lược đồ) là điều vô hình với khách truy cập, tuy nhiên điều quan trọng là bạn đang muốn sơ đồ tri thức nhận các thông tin về doanh nghiệp của mình. Việc điền toàn bộ thông tin có sự liên quan như: tổ chức, doanh nghiệp, địa phương,..Bất cứ dữ liệu nào khi sử dụng yếu tố Schema.org đều có thể được chọn từ Knowledge Graph, do đó bạn hãy tận dụng đánh dấu theo ý muốn của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn mình nên bắt đầu từ đâu, bạn hãy tham khảo tóm tắt về các loại đánh dấu của Google bao gồm khi tùy chỉnh sơ đồ tri thức từ một người. Sau khi kết thúc, bạn cần sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc từ Google để đảm bảo việc đánh dấu trên lược đồ của bạn là hợp lệ.

Liệt kê tại Wikipedia và Wikidata.org

Lúc này bạn có thể nhận thấy mọi thẻ sơ đồ tri thức đều mượn các mô tả đến của công ty từ Wikipedia. Thông thường Google cũng dựa vào Wikipedia cho địa chỉ website chính thức (trừ trường hợp bạn tự cung cấp). Do đó, khi doanh nghiệp của bạn không có trang Wikipedia, bạn phải tạo hoặc thuê biên tập viên Wikipedia có sự tin cậy để tạo ra một trang cho bạn.

Tối ưu Google Maps và Google my Business

Bạn hãy bắt đầu bằng cách thiết lập vào trang Google My Business của bạn. Hãy điền những thông tin chi tiết như giờ làm việc, giữ thông tin ngắn gọn và chính xác. Điều quan trọng nhất đó là hãy đảm bảo bạn đang sử dụng tài khoản truyền thông xã hội của mình một cách thường xuyên để có thể tương tác cùng với khách hàng, để có được những đánh giá mới và tìm được trích dẫn địa phương. Toàn bộ điều này sẽ giúp bạn kiếm được một thẻ Knowledge Graph cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: SEO audit là gì? Quy trình kiểm tra SEO audit website

Knowledge Graph
Tối ưu Google my Business là công việc quan trọng

Xác minh các tài khoản truyền thông xã hội

Bạn có thể tìm thấy sơ đồ tri thức nếu như hồ sơ truyền thông xã hội của bạn đã được xác định và xác minh chính xác ngay cả khi Google không tìm ra website chính thức của bạn. Thực tế, một trong những cách được Google có thể dễ dàng nhận ra đó là ảnh đại diện thương hiệu của bạn, thông qua trang Google+ và kênh Youtube.

Trên thực tế, một trong những cách mà Google có thể nhận ra bạn là đại diện chính thức cho thương hiệu của bạn là thông qua kênh YouTube hoặc trang Google+, cho phép bạn tự do yêu cầu thay đổi trên thẻ Sơ đồ tri thức của mình.

Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ SEO tổng thể

Yêu cầu thay đổi đến từ Google

Khi đã có thẻ Knowledge Graph, bạn sẽ thực hiện yêu cầu thay đổi qua hai bước sau:

  • Bạn phải được công nhận là đại diện chính thức đến từ thương hiệu của bạn: Điều này cho thấy bạn là chủ sở hữu website chính thức của thương hiệu tại trang Google+ hoặc kênh Youtube rồi đăng nhập vào Google trên tư cách là chủ sở hữu.
  • Đề xuất sự thay đổi: Bạn có thể đề xuất thay đổi hình ảnh chính, Kích thước của hình ảnh, logo, URL, hồ sơ xã hội, Person,…

Sau đó Google sẽ xem xét những đề xuất thay đổi của bạn rồi email đến cho bạn cập nhật khi họ quyết định có công bố những thay đổi của bạn hay là không. Để biết rõ về thông tin naft, hãy truy cập vào hướng dẫn của Google để đề xuất những thay đổi đối với thẻ sơ đồ tri thức.

Lời kết

Qua bài viết các bạn có thể thấy Knowledge Graph vô cùng hữu ích và đáng sử dụng, nó chính là yếu tố quan trọng của trải nghiệm tìm kiếm trên Google. Hy vọng qua những thông tin các bạn đã nắm rõ về sơ đồ tri thức và áp dụng thật tốt vào công việc của mình. Nếu còn vướng mắc gì về bài viết hay muốn biết thêm các kiến thức khác liên quan đến SEO, hãy đăng ký ngay khóa học SEO Đà Nẵng để được EnMedia hỗ trợ tốt và sớm nhất.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Bài viết liên quan

CEO Bùi Trường Giang
CEO Bùi Trường Giang

Hãy làm cho khách hàng từ không thích đến thích và hãy cho họ cảm giác không cần thành cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua Marketing.

Chuyên mục
Bài viết mới nhất