Crawling là một trong những thuật ngữ cơ bản và phổ biến trong lĩnh vực SEO. Đây chính là một công cụ giúp Google sàng lọc nội dung trên website của bạn. Để biết chi tiết về Crawling là gì? Hay tầm quan trọng của Web Crawler trong SEO, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Enmedia nhé!
Crawling là gì?
Crawling (tức là thu thập thông tin) là quá trình thu thập dữ liệu thông qua công cụ tìm kiếm, nhằm lọc những nội dung mới và cập nhật lại những nội dung bị thay đổi trong trang cũ. Dữ liệu thông tin thu thập được có thể ở nhiều dạng khác nhau như: hình ảnh, video, pdf,…
Tìm hiểu thêm: SEO là gì? 2 Yếu tố giúp tối ưu website lên top Google nhanh chóng
Web Crawler là gì?
Web Crawler là một spider hoặc bot internet, có chức năng tự động tiếp nhận dữ liệu thông qua các trang World Wide Web có sẵn. Nói một cách dễ hiểu, Web Crawler những công nhân làm việc cho công cụ tìm kiếm, nó đi thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung cho từng website sẵn có.
Tầm quan trọng của Web Crawler trong SEO mà bạn cần biết
SEO (Search Engine Optimization), là quá trình tối ưu website và webpage, nhằm đẩy mạnh thứ hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Khi một trang web không được thu thập thông tin và lập chỉ mục cho từng nội dung, đồng nghĩa với trang web đó không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Chính vì thế, Web Crawler đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động tải xuống các trang web cho công cụ tìm kiếm xử lý, index các dữ liệu, nhằm giúp dữ liệu được cập nhật thường xuyên cũng như hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Đọc thêm: Tìm hiểu Khóa học SEO Đà Nẵng uy tín và chất lượng
Quá trình hoạt động của Web Crawler diễn ra như thế nào?
Mạng lưới Internet là luôn thay đổi và mở rộng, chính vì thế số lượng website là vô số. Điều này chứng tỏ những con bot như Web Crawler bắt đầu thu thập dữ liệu từ website thông qua các đường dẫn URL. Quá trình hoạt động của Web Crawler diễn ra như sau:
Web Crawlers sẽ tiến hành phân loại những URL có chung chủ đề hoặc liên quan vào cùng một nhóm. Tiếp đến, chúng sẽ đi theo các siêu liên kết URL từ trang này đến những trang khác và tập hợp thành một danh sách mới để index sau này. Đó là lí do vì sao Web Crawler lại có thể lập mọi chỉ mục từ những trang web được kết nối với những trang khác.
Quá trình này được Crawler lặp đi lặp lại vô số lần để tạo thành một mạng lưới sơ đồ mà chúng cần thu thập thông tin. Tuy nhiên, Crawlers vẫn hoạt động dựa trên một quy củ nhất định giúp chúng đưa ra quyết định nên thu thập dữ liệu từ trang nào, có hữu ích hay không. Nó có thể bao gồm số lượng khách truy cập trang, backlinks, hoặc điểm số thương hiệu của trang đó,…
Khi Web Crawler hoàn thành việc thu thập dữ liệu cần thiết, chúng sẽ quyết định bạn được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm khi được truy vấn hay không.
Đọc thêm: Tìm hiểu Index là gì? Cách tối ưu index cho website hiệu quả
Ngăn chặn crawling những dữ liệu không quan trọng bằng cách nào?
Sẽ có những trang bạn không muốn Googlebot tìm đến để thu thập dữ liệu. Và Google sẽ không đảm bảo cho bạn về việc đó, vì thế có thể nó sẽ tìm ra những trang như:
- URL bị trùng lặp
- Trang web bị cũ và có nội dung mỏng
- Trang có mã quảng cáo đặc biệt
- Trang có tính dàn dựng và thử nghiệm
Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để ngăn chặn việc crawling những dữ liệu không quan trọng trên website của mình.
Robots.txt
Tệp Robots.txt nằm trong thư mục gốc của một website. Các tệp này nhằm đề xuất những dữ liệu nào nên và không nên thu thập trong công cụ tìm kiếm. Không chỉ thế, chúng còn là công cụ tốc độ giúp thu thập dữ liệu trang web của bạn nhanh chóng thông qua các chỉ thị nhất định trên file Robots.txt.
Googlebot sẽ xử lý tệp Robots.txt khi:
- Tệp Robots.txt không được Googlebot tìm thấy trong một trang web, thì dữ liệu trang web sẽ được thu thập ngay lập tức bởi bot.
- Tệp Robots.txt được Googlebot tìm thấy trong một trang web, thì bot sẽ tuân thủ theo các đề xuất nhất định và bắt đầu thu thập dữ liệu.
- Googlebot bị lỗi khi truy cập tệp Robots.txt trong một trang web, thì bot sẽ không thu thập dữ liệu cho trang web đó.
Tối ưu hóa ngân sách thu nhập
Ngân sách thu thập hay còn gọi là Crawl Budget. Đây chính là số lượng URL trung bình mà một Googlebot sẽ đi thu thập dữ liệu trên webiste của bạn trước khi nó rời khỏi. Để quá trình crawling được tối ưu hóa, bạn hãy đảm bảo rằng:
- Những con bot sẽ không quét các trang không quan trọng và bỏ qua các trang quan trọng.
- Đã chặn trình thu thập thông tin truy cập nội dung mà bạn biết rằng nó không quan trọng.
- Không được phép chặn quyền truy cập của trình thu thập thông tin vào các trang mà bạn đã thêm nhiều chỉ thị khác, ví dụ như thẻ “Canonical” hay “Noindex”.
Lưu ý với các bạn rằng, Googlebot sẽ không thể xem được hướng dẫn trên trang liên kết khác nếu nó bị chặn từ một trang.
Không phải mọi Robot Web đều tuân theo một chỉ thị nhất định từ file Robots.txt. Thực tế, vị trí của các URL có trong tệp Robots.txt thỉnh thoảng sẽ công khai những nội dung riêng tư website của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những ý định xấu có thể dễ dàng tìm thấy được chúng. Chính vì thế, tốt nhất lầ bạn “Noindex” các trang này và đưa chúng đến vị trí sau một biểu mẫu đăng nhập, thay vì đặt vào tệp Robots.txt của bạn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến Web Crawler cần lưu ý
Liệu bạn có phải là một trong những người đang thắc mắc tại sao trang web của bạn không được Crawler thực hiện index không? Dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp gây nên điều này.
Domain (Tên miền)
Tên miền có chức năng đặc biệt quan trọng giúp đưa khách hàng đến trang web của bạn. Không chỉ thế, Crawlers sẽ dựa vào đó để đánh giá trang web của bạn như thế nào.
Vậy tên miền của bạn đã thực sự chuẩn SEO hay chưa? Hãy chắc chắn rằng tên miền của bạn có chứa từ khóa hoặc ít nhất phải có tên phù hợp với nội dung của toàn bộ trang web của bạn. Khi tên miền được tối ưu thì thứ hạng trang web của bạn trên SERPs cũng được cải thiện đáng kể.
Domain là gì? Tổng hợp thông tin liên quan đến Domain, chi tiết https://enmedia.vn/domain-la-gi/
Backlinks
Một website được đánh giá là kém chất lượng khi hoàn toàn không có một backlink nào, thậm chí nội dung của trang web đó rất tốt. Bởi vì crawlers sẽ dựa vào backlinks để đánh giá một trang web. Vì vậy, hãy nâng cao uy tín và nâng tầm sự ảnh hưởng website của bạn trong mắt những công nhân Crawlers bằng backlinks.
Internal links (Link nội bộ)
Internal links là những link đưa đến các trang khác của cùng một web. Điều này giúp giảm tỉ lệ thoát website, tăng tỉ lệ on-site và giữ chân khách hàng ở lại web của bạn lâu nhất. Đây là một yếu tố cần thiết và bắt buộc trong SEO, mang lại nhiều hiệu quả cho SEO.
XML sitemap
Nó là cần thiết và quan trọng để bạn tạo sitemap cho trang web của bạn. Crawlers sẽ đánh giá và kiểm tra chất lượng trang web của bạn khi chúng xác định chỉ mục thông qua sitemap. Quá trình crawling cũng sẽ được tối ưu khi các nội dung dữ liệu của web có sự thay đổi nhờ vào sitemap.
Duplicate Content (Chất lượng nội dung)
Web crawlers sẽ đánh giá thấp website của bạn khi chúng có đủ cơ sở chứng minh nội dung bài viết của bạn bị trùng lặp. Đôi khi chúng ta sẽ chẳng thể nào hiểu được lý do chúng ta bị mắc lỗi trùng lặp. Tuy nhiên, Crawlers giống như một lập trình, chúng dựa vào thời gian index trước để xác định nội dung của trang web nào sẽ là copy của trang web khác. Vì thế, thường xuyên kiểm tra để xử lý kịp thời lỗi trùng lặp là cách tốt nhất giúp trang web của bạn được “trong sạch”.
Đọc thêm: Duplicate là gì? Cách tránh lỗi Duplicate Content hiệu quả tại đây
URL Canonical
Tạo cho website của bạn một URL thân thiện. Điều này không chỉ hữu ích cho website mà còn tối ưu cho quá trình SEO. Chính vì vậy, sử dụng Canonical để những con bot như Crawlers có thể xác định và kiểm soát nội dung trùng lặp của trang web.
Một số Web Crawlers phổ biến đang hoạt động trên Internet
Có rất nhiều loại bot Crawlers hiện nay, hầu hết mỗi bot đều được liên kết với bất kì công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số bot Crawlers mà bạn có thể bắt gặp:
- Google Bot dành cho Google (gồm GoogleBot Desktop dành cho máy tính và GoogleBot Smartphone dành cho điện thoại)
- Yandex Bot dành cho Yandex (công cụ tìm kiếm của Nga)
- DuckDuck Bot dành cho DuckDuckGo (công cụ tìm kiếm của Mỹ)
- Baiduspider dành cho Baidu (công cụ tìm kiếm của của Trung Quốc)
- BingBot của Bing
Web Crawlers và Web Scrapers khác nhau ở điểm nào?
Hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, đều là công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, hai định nghĩa là khác nhau hoàn toàn.
Web Crawlers đóng vai trò là một con bot đi thăm dò và thu thập dữ liệu từ các liên kết từ một trang web sang nhiều trang web khác nhau. Tiếp đến, chúng sẽ lập chỉ mục cho từng nội dung theo dữ liệu mà chúng đã thu thập được. Ngược lại, Web Scrapers chỉ thu thập dữ liệu nhất định từ một website phù hợp với mục đích của người dùng.
Web Crawlers chỉ hoạt động là một con bot đi thu thập dữ liệu tự động theo một quy tắc nhất định. Còn Web Scrapers đi tập hợp thông tin một cách có chủ đích của người sử dụng hoặc cũng có thể sử dụng công cụ tự động.
Đọc thêm: 9 Quy tắc giúp tối ưu URL chuẩn SEO
Lời kết
Trên đây là một số kiến thức căn bản về Crawling là gì, cũng như cách thức hoạt động của một Web Crawler diễn ra như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tiếp thu thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về SEO cũng như những kiến kiến thức liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Enmedia để được giải đáp nhé!